Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam - Chi nhánh Thăng Long - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 3
I. Động lực và các yếu tố tạo động lực. 3
1. Các khái niệm cơ bản. 3
2. Các yếu tố tạo động lực lao động. 4
II. Các công cụ tạo động lực cho người lao động. 12
1. Công cụ tài chính 12
2. Các công cụ phi tài chính. 18
III. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động. 19
1. Đối với cá nhân 19
2. Đối với tổ chức. 19
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THĂNG LONG. 20
I. Đặc điểm chung của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long ảnh hưởng đến công tác tạo động lực. 20
1. Quá trình hình thành và phát triển 20
1.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam ( Techcombank ) 20
1.2 Quá trình hình thành phát triển của Techcombank- Thăng Long. 22
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 23
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank-Thăng Long 23
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 25
3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 29
4. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động. 33
II. Đánh giá công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long. 37
1. Tình hình sử dụng các công cụ tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long để tạo động lực cho cán bộ công nhân viên. 38
2. Tình hình sử dụng các công cụ phi tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long để tạo động lực cho người lao động. 51
PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG 64
I. Mục tiêu, chiến lược phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 64
1. Sứ mệnh phát triển và tầm nhìn của Techcombank 64
2. Giá trị cốt lõi 64
3. Mục tiêu đến năm 2010. 65
4. Sự phát triển về nguồn lực. 65
5. Yếu tố thành công. 65
6. Chiến lược thực hiện. 66
II. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở ngân hàng. 67
1. Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp 67
2. Tăng các khoản phúc lợi và đảm bảo chi đúng, chi đủ 67
3. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc 68
4. Sử dụng và bố trí nhân lực phù hợp 69
5. Hoạt động đào tạo cần tiến hành thường xuyên, liên tục đảm bảo chất lượng 70
6. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc phải được đánh giá một cách khách quan, và liên tục 70
KẾT LUẬN 73
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm gần đây, quyết tâm hội nhập toàn diện trong sân chơi lớn- WTO khiến Việt nam trở thành tâm điểm chú ý của đồng vốn đầu tư quốc tế. Quá trình phát triển trong giai đoạn mới cần nhiều nhân tố mới và cần những công cụ hỗ trợ trong đó công cụ tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro, khơi thông dòng luân chuyển vốn, thúc đẩy quan hệ hàng- tiền. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao trong nghề đầu tư tài chính này lại đang là bài toán hóc búa cho các nhà quản lý. Do đó để giải được bài toán hóc búa này và để thu hút, gìn giữ nhân lực cho mình nhà quản lý cần quan tâm đến công tác tạo động lực lao động, bởi chính hiểu được vai trò của công tác này người lãnh đạo sẽ biết được nhân viên của mình đang làm việc vì cái gì, cái gì khiến họ làm việc hăng say để từ đó tạo ra động có làm việc tốt cho nhân viên, nâng cao hiệu quả công việc.
Thấu hiểu được vai trò của nhân lực làm nên thành công cho doanh nghiệp mình, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long đã và đang xây dựng cho mình một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, tạo nên giá trị cốt lõi cho Chi nhánh. Đồng thời công tác tạo động lực cho người lao động cũng được Ban Giám đốc rất quan tâm, tạo ra động lực làm việc cho nhân viên của mình. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được gây áp lực công việc, sự không đồng tình với các công tác đánh giá thực hiện công việc, công tác đào tạo,….trong nhân viên.
Chính vì vậy tui chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- Chi nhánh Thăng Long”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về công tác tạo động lực cho người lao động, phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Chi nhánh Thăng Long thông qua nghiên cứu tài liệu nhân sự của Chi nhánh và thông qua phân tích bảng hỏi để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên toàn Chi nhánh.
Đối tượng nghiên cứu là công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam- chi nhánh Thăng Long.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách sử dụng kết hợp một số phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp đánh giá các tài liệu, phương pháp phỏng vấn cán bộ phụ trách nhân sự, nhân viên trong chi nhân viên bằng cách sử dụng bảng hỏi… để tìm hiểu và đi sâu phân tích thực tế công tác tạo động lực lao động đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến công tác này cho toàn Chi nhánh.
Kết cấu nội dung đề tài: gồm ba phần
Phần I: Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động.
Phần II: Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam – Chi nhánh Thăng Long.
Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam – Chi nhánh Thăng Long.



PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
I. Động lực và các yếu tố tạo động lực.
1. Các khái niệm cơ bản.
a. Động lực.
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.
Bản chất của động lực lao động là nhu cầu và lợi ích.
Theo Maslow con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thoả mãn như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện mình.
Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lợi ích càng lớn thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, động lực lao động tạo ra càng cao.
b. Tạo động lực lao động.
Tạo động lực lao động là quá trình tạo ra kích thích cho hành động động viên những cố gắng của người lao động.
Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất lao động và hiệu quả công việc cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Vì thế người quản lý cần hiểu rõ mỗi người lao động đang cần cái gì; cái gì đang động viên khuyến khích người lao động; và biện pháp nào thích ứng trong quản lý để đạt hiệu quả cao, để từ đó tìm được những biện pháp tạo kích thích cho người lao động.
2. Các yếu tố tạo động lực lao động.



nBErHR41wyCP5i7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status