Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long: thực trạng và giải pháp - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MAY MẶC NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 4
1.1 Thực trạng thị trường may mặc nội địa 4
1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường Việt Nam 4
1.1.2 Cạnh tranh của hàng nước ngoài tại thị trường may mặc nội địa 5
1.1.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong nước tại thị trường nội địa: 7
1.2 Giới thiệu khái quát về công ty 9
1.2.1 Giới thiệu chung 9
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 20
2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty 20
2.1.1 Đánh giá chung 20
2.1.2 Tình hình kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty 29
2.1.3 Phân tích ưu và nhược điểm 33
2.2 Thực trạng công tác bán hàng của công ty giai đoạn 2004- 2007 36
2.2.1 Thực trạng hệ thống kênh phân phối: 36
2.2.2 Chiến lược sản phẩm 42
2.2.3 Chiến lược xúc tiến khuếch trương: 48
2.2.4 Chính sách nhân sự và quản lí nhân lực: 49
2.3 Kết luận 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 53
3.1 Dự báo nhu cầu thị trường may mặc nội địa 53
3.1.1 Thị trường may mặc nội địa 53
3.1.2 Môi trường bán hàng và quản trị bán hàng 54
3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 57
Mục tiêu chung 57
3.3 Các giải pháp 59
3.3.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng bộ phận chuyên trách về Marketing: 59
3.3.2 Xác định mục tiêu và định hướng phát triển khác nhau cho từng bộ phận bán hàng: 61
3.3.3 Công tác nguồn hàng 63
3.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối và trưng bày sản phẩm: 64
3.3.5 Tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo đội ngũ bán hàng: 66
3.3.6 Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động bán hàng 67
3.3.7 Tăng cường công tác nghiên cứu tạo mốt 71
KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến 65% thị phần tại Việt Nam, hàngcủa Hàn Quốc cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ cùng với các thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu. Trong những năm qua, thực tế cho thấy là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang mải mê chinh phục thị trường nước ngoài trong khi bỏ ngỏ thị trường trong nước cho các sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh. Việt Nam là một đất nước với diện tích không lớn nhưng dân số đông thực sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà cung cấp sản phẩm may mặc. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp may mặc nội địa đã nhận thức được điều này và đầu tư nhiều nỗ lực hơn cho thị trường nội địa. Một ví dụ điển hình cách đây không lâu, toàn bộ khu bán hàng Trung Quốc trong một trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM đã phải nhường chỗ cho hàng Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với hàng Việt Nam. Công ty cổ phần May Thăng Long trước kia tập trung vào các hoạt động gia công và xuất khẩu thì nay cũng chú trọng hơn tới thị trường trong nước. Công ty đã xây dựng được hệ thống cửa hang trên thị trường miền Bắc và đạt được doanh thu khả quan. Tuy nhiên công ty cần nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa đặc biệt là trong hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng hiện nay được coi là hoạt động quyết định là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên ở nước ta các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động này, thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó các giải pháp phát triển thị trường nội địa và hoạt động bán hàng tại thị trường này là vấn đề cấp bách và là lí do mà em chọn đề tài: Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thị trường may mặc nội điạ của Việt Nam trong những năm gần đây, những tiềm năng và cơ hội.
Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ở thị trường trong nước
Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Cổ phần May Thăng Long tại thị trường này
Phân tích và đánh giá công tác bán hang của công ty cổ phần May Thăng Long cho thị trường trong nước và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt độn bán hang của công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động bán hang tại hệ thống thương mại, trung tâm thời trang và các cửa hang của công ty Cổ phần May Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu môi trường kinh doanh gồm có tiềm năng và nhu cầu của thị trường may mặc nội địa và hoạt động kinh doanh của công ty may thăng long cùng công tác bán hang tại thị trường này của công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn hoạt động bán hang của công ty tại hệ thống cửa hang và trung tâm thời trang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản là phương pháp luận duy vật biện chứng
Phương pháp cụ thể là điều tra nghiên cứu thị trường, thông qua nguồn thông tin tài liệu thực tế của Công ty May Thăng Long và các doanh nghiệp may mặc khác kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp những số liệu thống kê và số liệu thực tế của hoạt động bán hang của công ty.

5. Nội dung cơ bản
Gồm các chương sau
Chương I: Thực trạng thị trường may mặc nội địa của Việt Nam và giới thiệu khái quát về công ty May Thăng Long
Chương II: Thực trạng kinh doanh và bán hàng trên thị trường nội địa của công ty may Thăng Long
Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động bán hang thị trường nội địa của công ty cổ phần May Thăng Long


CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MAY MẶC NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1.1 Thực trạng thị trường may mặc nội địa
1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường Việt Nam
Việt Nam là một nước đông dân cư, dân số trên 80 triệu người với 54 dân tộc khác nhau. Đây là một thị trường có tiềm năng lớn, đặc biệt là đối với ngành may mặc do mặc là một nhu cầu không thể thiếu của bất kì người dân nào. Thời gian trước khi nước ta mở cửa về kinh tế, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng chủ yếu bằng hình thức phân phối nên hạn chế các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Quần áo may sẵn thời đó còn khan hiếm, phần lớn người tiêu dùng được phát vải để may quần áo. Các doanh nghiệp may mặc thời trang chưa phát triển. Một số doanh nghiệp dệt may quốc doanh ra đời nhưng tập trung gia công cho thị trường nước ngoài chứ chưa quan tâm phục vụ nhu cầu trong nước.
Từ khi kinh tế mở cửa theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, thì thị hiếu của người tiêu dùng về ngành hàng dệt may cũng chuyễn biến rõ rệt. Không chỉ hướng tới sự ngon và sự đẹp tức là phần cứng của sản phẩm, người tiêu dùng ngày nay còn đòi hỏi cao hơn về sản phẩm mềm tức là các dịch vụ hỗ trợ mua bán hàng hoá. Xu hướng chung của họ là tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng lớn, tự chọn và nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại tăng lên rõ rệt. Khác với thời bao cấp khi tất cả đều được phân phối một thứ vải giống nhau, mặc quần áo tương tự nhau thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách hàng là đa dạng và phong phú. Khách hàng được chia thành nhiều dạng khác nhau
• Khách hàng là trẻ em

r73vuXRR3jf37e7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status