yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhuộm Giemsa phát hiện Helicobacter pylori trên mảnh cắt paraffin - pdf 22

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cấu trúc mô học niêm mạc dạ dày: 3
1.2 Dịch tễ học tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori 4
1.3 Helicobacter pylori và vai trò của Helicobacter pylori trong viêm dạ dày- tá tràng. 4
1.3.1 Đặc điểm Helicobacter pylori 4
1.3.2 Đặc điểm sinh vật hóa học và cơ chế bệnh sinh của Helicobacter pylori 5
1.4 Các phương pháp phát hiện Helicobacter pylori 6
1.4.1 Test không xâm nhập 7
1.4.2 Test có xâm nhập 8
1.5 Phương pháp nhuộm Giemsa trên mô bệnh học để phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori 12
1.5.1 Quy trình chung lấy, cố định,vùi, cắt và dán mảnh 12
1.5.2 Phương pháp nhuộm Giemsa trên mô bệnh học 15
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Vật liệu nghiên cứu: 20
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 21
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: 21
2.2.4. Quy trình nghiên cứu: 21
2.2.5. Nhận định kết quả 23
2.2.6. Xử lý số liệu: 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Yếu tố nồng độ thuốc nhuộm Giemsa: 24
3.2. Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến kết quả nhuộm Giemsa: 25
3.3. Yếu tố cố định ảnh hưởng đến kết quả nhuộm Giemsa: 27
3.4. Yếu tố về độ dày mảnh cắt ảnh hưởng đến kết quả nhuộm Giemsa 28
3.5.Một số hình ảnh minh họa ảnh hưởng của các yếu tố đối với kết quả nhuộm Giemsa: 29
Chương 4: BÀN LUẬN 36
4.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nhuộm Giemsa 36
4.1.1. Cố định bệnh phẩm: 36
4.1.2. Độ dày mảnh cắt đối với nhuộm Giemsa: 37
4.1.3. Nồng độ thuốc nhuộm Giemsa: 38
4.1.4. Thời gian nhuộm: 39
4.2. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kĩ thuật nhuộm Giemsa: 39
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) tuy mới được phát hiện bởi bác sĩ Marshall và Warren (hai người nhận giải thưởng Nobel 2005) nhưng lại được y học thế giới rất quan tâm vì nó được coi là thủ phạm chính gây ra các bệnh viêm loét dạ dày (khoảng 80% các trường hợp), viêm loét tá tràng (hơn 90% các trường hợp), là tác nhân số 1 gây ung thư dạ dày theo phân loại của Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC). Một số nghiên cứu mới đây cho rằng HP đã trú ẩn trong dạ dày người khoảng 58.000 năm trước, tại vùng Đông Phi, nơi được coi là cái nôi của con người hiện đại và từ đó tỏa đi khắp nơi trên trái đất. Những kẻ đồng hành gây bệnh tật cho con người này đã náu mình rất lâu cho tới khi người thầy thuốc trẻ Barry Marshall phát hiện ra vai trò gây bệnh của chúng vào 1983 đồng thời cũng là người quan sát được loại vi khuẩn này trên các mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày. Lúc đầu loại vi khuẩn này có tên Campylobacter pylori, đến năm 1989, do phát hiện thêm một số tính chất hóa học, vi khuẩn Campylobacter pylori được đổi tên thành Helicobacter pylori.
Nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến trên thế giới nhưng có sự khác nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng, miền trong cùng một quốc gia, tỷ lệ nhiễm cao hơn ở những nước có điều kiện kinh tế thấp kém. Nhiễm HP thường xuất hiện rất sớm ở trẻ em từ 2-3 tuổi và tăng dần khoảng 1% mỗi năm và có thể tới 50% số trẻ em nhiễm HP ở một số nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HP là hơn 60% [1]. Ở dạ dày, HP thường cư trú ở khe giữa các tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày ở phần sâu nhất của lớp chất nhầy, ngoài ra, HP còn cư trú ở niêm mạc tá tràng, niêm mạc thực quản khi có dị sản dạ dày.
Do vai trò đặc biệt quan trọng của HP với các bệnh lý dạ dày, tá tràng nên từ lâu người ta đã tìm cách để phát hiện chúng. Các phương pháp phát hiện HP có thể chia thành hai nhóm chính: Phát hiện HP không xâm phạm (Non Invasive Methods) và phát hiện HP có xâm phạm. Trong các phương pháp phát hiện không xâm phạm bao gồm: Miễn dịch học, test thở urease, xét nghiệm phân (bao gồm cấy phân, tìm kháng nguyên HP trong phân hay phản ứng PCR của HP ở trong phân). Phương pháp phát hiện HP có xâm phạm, bao gồm: Mẫu thử urease, nuôi cấy và phương pháp khuyếch đại gen (đều sử dụng bệnh phẩm là niêm mạc dạ dày qua sinh thiết) và chẩn đoán mô bệnh học (MBH) trên các mảnh sinh thiết nội soi. Trong những phương pháp trên, chẩn đoán phát hiện HP bằng MBH trên rên các mảnh sinh thiết nội soi là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì bên cạnh việc xác định sự hiện diện của HP, người ta còn chẩn đoán luôn được tình trạng bệnh lý của dạ dày- tá tràng (một mũi tên trúng hai mục tiêu). Để phát hiện HP trên các mảnh cắt niêm mạc dạ dày- tá tràng, nhiều phương pháp đã được sử dụng như nhuộm H&E, Diff Quick, hóa mô miễn dịch, Giemsa… nhằm tìm ra một phương pháp đáp ứng được các yêu cầu về độ nhậy cao, độ chính xác cao song lại đáp ứng được tiêu chí đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng, dễ áp dụng, có thể sử dụng trong nghiên cứu hồi cứu và phương pháp nhuộm Giemsa đã được lựa chọn không chỉ ở Việt nam mà còn ở hầu khắp các phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh trên thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn chẩn đoán HP của phương pháp nhuộm Giemsa, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:
1. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhuộm Giemsa tìm Helicobacter pylori trên mảnh cắt paraffin.
2. Trình bày quy trình nhuộm Giemsa trên mảnh cắt mô tìm Helicobacter pylori đạt yêu cầu.

P03ZPhujKbqUX82
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status