Đánh giá tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Ropivacain 0,5% - Fentanyl trong phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn đường bụng - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

U xơ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ với tỉ lệ cao, hay
gặp ở độ tuổi trên 35 tuổi. Khi u xơ tử cung to có thể sẽ gây chèn ép vào các
cơ quan trong tiểu khung (bàng quang, trực tràng…) hay có thể gây rong
kinh, rong huyết [1], [2], [3], [4].
Phẫu thuật cắt tử cung là biện pháp điều trị một số bệnh phụ khoa lành
tính và ác tính của phụ nữ. Có 3 phương pháp phẫu thuật cắt tử cung đó là cắt
tử cung nội soi, cắt tử cung qua đường âm đạo và cắt tử cung qua đường
bụng. Trong đó cắt tử cung qua đường bụng là phương pháp điều trị được áp
dụng nhiều nhất.
Hiện nay với sự phát triển của ngành Gây mê hồi sức đã có nhiều
phương pháp vô cảm cho phẫu thuật cắt tử cung như gây mê toàn thân, gây tê
tủy sống, gây tê tủy sống kết hợp ngoài màng cứng…
Trong đó gây tê vùng đặc biệt là gây tê tủy sống có ưu điểm là kỹ thuật
đơn giản, giá thành thấp, hậu phẫu nhẹ nhàng và giảm đau sau mổ tốt.
Thuốc tê thường được sử dụng trong gây tê tủy sống để phẫu thuật cắt tử
cung đường bụng là bupivacain, thuốc tê này có tác dụng vô cảm nhanh,
mạnh nhưng độc tính là rất cao, đặc biệt nguy hiểm nếu vô ý tiêm nhầm vào
mạch máu. Thêm vào đó bupivacain gây ức chế vận động kéo dài do đó bệnh
nhân chậm ra khỏi phòng hồi tỉnh và tăng các biến chứng do bất động như tắc
mạch,…[5], [6], [7].
Ropivacain là một loại thuốc gây tê thuộc họ amino amid đã được sử
dụng trên thế giới từ năm 1996 với những ưu điểm nổi trội hơn bupivacain
như: ổn định hơn về huyết động, ít độc với tim mạch và thần kinh hơn [9],
[10], [11], [12].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng ropivacain trong gây tê
tủy sống tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về thuốc tê này.Vì
vậy với mong muốn tìm hiểu hiệu quả một loại thuốc tê mới an toàn hơn
chúng tui tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng vô cảm của gây tê tủy
sống bằng hỗn hợp ropivacain 0,5% - fentanyl trong phẫu thuật cắt tử
cung hoàn toàn đường bụng” nhằm hai mục tiêu:
1. So sánh tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp15mg
ropivacain 0,5% - 30 mcg fentanyl với 10mg bupivacain 0,5% - 30
mcg fentanyl trong phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn đường bụng.
2. So sánh các tác dụng không mong muốn của các hỗn hợp thuốc trên trong
gây tê tủy sống để mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử gây tê tủy sống
Lần đầu tiên gây tê tủy sống được phát hiện vào năm 1885, khi nhà thần
kinh học người Mỹ có tên J. Leonarde Corning làm thực nghiệm đã tiêm
nhầm cocain vào khoang DMN của chó. Sau khi tiêm ông nhận thấy chó bị
liệt và mất cảm giác ở hai chân sau trong khi hai chân trước và não bộ vẫn
bình thường. Nhờ sự phát hiện quan trọng này, năm 1898, August Bier- nhà
phẫu thuật người Đức đã dùng cocain để GTTS cho chính bản thân ông và
những người tình nguyện. Kết quả là những người được gây tê khi mổ không
đau mà vẫn tỉnh táo. Từ đó GTTS chính thức được áp dụng trên người.
Trong quá trình GTTS các tác giả như: Tuffier người Pháp, Matas và
Taicaglieri người Mỹ đã sớm phát hiện ra độc tính của cocain với cơ thể.
Nhằm giảm liều của cocain qua đó làm giảm độc tính và kéo dài thời
gian tác dụng của thuốc. Năm 1877, Brown đã trộn adrenalin vào cocain để
GTTS [6].
Cùng với sự ra đời của GTTS, các thuốc tê khác được phát hiện ít độc
tính hơn như:
- Năm 1904 phát hiện ra storacain.
- Năm 1905 phát hiện ra provacain.
- Năm 1929 phát hiện ra dibuvacain.
- Năm 1931 phát hiện ra tetracain.
- Năm 1943 phát hiện ra lidocain.
- Năm 1957 phát hiện ra mepivacain.
- Năm 1963 phát hiện ra bupivacain.
- Năm 1990 phát hiện ra ropivacain [6].
Năm 1900, Alfred Barker - nhà phẫu thuật người Anh đã thấy rằng
trọng lượng của thuốc tê và chiều cong sinh lý của cột sống làm ảnh hưởng
tới kỹ thuật GTTS và sự lan tỏa của dung dịch thuốc tê trong khoang DMN.
Năm 1907, Alfred Barker đã gây tê DMN bằng dung dịch tăng tỉ trọng
storacain dextrose. Cùng năm đó Dean cũng mô tả kỹ thuật GTTS và sau này
Walter Lemmon và Edward đã hoàn thành kỹ thuật này và cho đó là một kỹ
thuật để mổ nửa người dưới.
Năm 1927, George P. Pitkin đã sử dụng dung dịch procain giảm tỷ trọng
để GTTS. Từ đó việc phối hợp tỷ trọng dung dịch thuốc tê và tư thế BN để
điều chỉnh mức tê được quan tâm trong quá trình GTTS [5], [7].
Năm 1938, Maxon đã xuất bản cuốn sách giáo khoa đầu tiên về GTTS
làm cơ sở lý thuyết cho phương pháp vô cảm này.
Việc sử dụng kim gây tê có kích thước nhỏ và điều chỉnh mặt cắt của
kim song song với cột sống làm giảm tổn thương màng cứng nên hạn chế
được biến chứng đau đầu sau GTTS.
Năm 1970, các thụ thể của Opioid ở tủy sống được phát hiện khi tiêm
thuốc nhóm này vào khoang DMN đã tạo ra tác dụng ức chế cảm giác theo
khoanh tủy chi phối.
Năm 1977, Yaksh báo cáo về tác dụng giảm đau bằng morphin khi
GTTS cho chuột. Từ đó việc sử dụng morphin hay kết hợp morphin với
thuốc tê để GTTS được áp dụng nhiều trong lâm sàng.

9dOX8W4066P9vKt
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status