Biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18–45 đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (BVTTĐN) từ tháng 10/08–3/09 - pdf 22

Tải miễn phí luận văn
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống xã hội hiện đại – xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá cuốn con người vào tất cả các hoạt động mà nó tồn tại ở đó, đòi hỏi con người có một sự tập trung cao độ, cuộc sống diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhịp điệu hối hả, sôi động đòi hỏi con người luôn phải cố gắng không ngừng mà vẫn không đủ thời gian để đáp ứng với những yêu cầu khắc nghiệp mà xã hội hiện đại đặt ra, nó bắt chúng ta phải lao động nhiều cả chân tay và trí óc, bắt buộc con người phải hoạt động mọi lúc mọi nơi, và hoạt động ở mọi thời điểm trong cuộc sống của mình. Con người hiện đại ít có thời gian dành riêng cho bản thân mình, cho những nhu cầu riêng tư của mình, cho gia đình mình Theo W.H.Auden gọi kỉ nguyên hiện đại là “ Kỉ nguyên của lo âu”, bởi vì muốn sống và tồn tại ở xã hội công nghiệp đó mỗi người phải bương chải, tảo tần mới đảm bảo được cuộc sống vật chất no đủ được, thế nhưng khi mà đời sống kinh tế no đủ, thì sức khoẻ tinh thần (Tâm lý) của con người ( Sức khỏe tinh thần là một trong bốn thành phần chính yếu của sức khoẻ con người) ngược lại nó bị căng thẳng, ức chế mạnh, làm nảy sinh nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm liên quan đến đời sống và sức khoẻ tinh thần, một trong những căn bệnh nguy hiểm đã, đang gặp phải và rất phổ biến ở xã hội ngày nay là BỆNH TRẦM CẢM.
Bệnh trầm cảm là một căn bệnh thuộc về sức khoẻ tinh thần không chừa bất cứ một ai, không phân biệt độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế, yếu tố chủng tộc, giới tính Với đời sống xã hội như Hoa Kỳ, giới chuyên môn y khoa cho biết có khoảng 12% phụ nữ và 7% nam trong dân số của quốc gia này mắc chứng trầm cảm, bất cứ lúc nào ở Mỹ cũng có khoảng 14 triệu người mắc chứng trầm cảm. Theo Viện quốc gia sức khoẻ tâm thần Hoa Kỳ nghiên cứu tại 10 quốc gia khác nhau đều cho thấy có kết quả tương tự như ở Hoa Kỳ. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) bệnh trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân gây mất sức lao động đứng hàng thứ hai trên thế giới vào năm 2020 và nó sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở nữ giới, và ở thời điểm hiện tại ( 2001 ) có 121 triệu người bị trầm cảm. Ở VN theo Trần Văn Cường và cộng sự, trầm cảm chiếm 13,2% dân số. Dân số thế giới hằng năm có khoảng 5% mắc những chứng bệnh liên quan đến trầm cảm, các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nước còn cao hơn như: Pháp trong một năm có nam 3,4% và nữ 6,0%, và trong cả cuộc đời có nam 10,7%, nữ 22,4% ( Theo Levine và Sellouch 1993); Theo Kielhoz (1974) căn cứ vào kết quả điều tra của trên 10.000 thầy thuốc hành nghề ở 5 nước Châu Âu ( Áo, Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ )cho biết có 10% những bệnh nhân đến khám đa khoa có rối loạn trầm cảm và 5% là trầm cảm cơ thể. Và 90% các bệnh nhân này đang được các thầy thuốc không chuyên điều trị và theo dõi.
Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội hằng năm nhà nước phải trích một phần không nhỏ ngân quỷ để nghiên cứu, điều trị, và tuyên truyền về phòng ngừa về bệnh trầm cảm, trầm cảm là triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt sinh hoạt, tác động lên cá nhân bệnh nhân như giảm khí sắc, mất hứng thú lao động, học tập, dòng tư duy hoạt động chậm chạp hay kém hiệu quả, hành vi, thái độ không phù hợp với cả bản thân bệnh nhân và các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra, không chỉ ảnh hưởng lên bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, người thân của họ, bởi vì những cảm giác, tâm trạng buồn chán đơn thuần nó không đủ mạnh để bộc lộ hết lên trên bề mặt của nhân cách, hành vi của người bị bệnh.
Thế nhưng, hiện nay trầm cảm chưa được nhìn nhận một cách khoa học, chúng ta có thói quen nghĩ rằng những cảm giác buồn của người khác sẽ nhanh chóng qua mau, tệ hại hơn chúng ta có xu hướng tin rằng đấy là một tâm trạng, cảm giác khá bình thường, nhiều lúc ta không thể tin rằng vì sao một cá nhân bề ngoài khoẻ mạnh, hoạt bác, yêu đời như vậy lại có thể mắc bệnh trầm cảm, TC là một căn bệnh tâm thần lâm sàng và cần được chữa trị kịp thời, càng để lâu bệnh càng trở nên phức tạp, càng khó điều trị hơn, nếu không điều trị sớm sẽ để lại một di hại tâm lý nặng và nguy cơ tự sát cao, đối với chính bản thân người bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến xã hội, vì vậy trách nhiệm của bản thân mỗi người là hiểu biết về nó để nếu bản thân hay những người xung quanh mắc phải cần giúp họ đến với những cơ sở y tế chuyên ngành để chữa trị kịp thời. Theo giới chuyên môn đánh giá bệnh trầm cảm là một căn bệnh có thể chữa trị và phòng ngừa được. Thế nhưng thực tế trong xã hội hiện nay có mấy người khi được hỏi “ Anh chị có biết gì về bệnh trầm cảm không?” có ai biết về nó như thế nào? biểu hiện ra sao Hơn nữa trong các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cũng chưa có quan điểm thống nhất với nhau về cách nhìn nhận, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh Có quan niện cho rằng trầm cảm là do không thoã mãn nhu cầu tình dục, hay trầm cảm là do hậu quả của sự giận dữ chính bản thân mình Nhưng thực tiễn biểu hiện và nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm vẫn chưa có bất cứ một lý thuyết, quan niện nào chứng minh cả, mà hiện nay mỗi nhà nghiên cứu khác nhau đều cho rằng quan niệm của mình là đúng đắn cả.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18–45 đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (BVTTĐN) từ tháng 10/08–3/09” nhằm tìm hiểu những biểu hiện BTC thực tế trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện trong thời gian kể trên, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiểu biết, hiệu quả trong công tác điều trị, phòng, chống bệnh trầm cảm trong xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Biểu hiện bệnh trầm cảm của những bệnh nhân đang điều trị tại BVTTĐN từ tháng 10/2008 – 3/2009.
ª Tiêu chuẩn để chọn đối tượng vào mẫu: Chọn mẫu thuận lợi trên bệnh nhân đã và đang điều trị tại BVTTĐN trong thời gian từ tháng 10/ 08 – 3/09 có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là TC theo tiêu chuẩn của DSM, ICD –10 và theo thang đánh giá trầm cảm thu gọn của Beck với cấu trúc 13 đề mục, mỗi mục có 4 nội dung
ª Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM và ICD – 10 như sau:
- Giảm cân liên tục.
- Sự khác nhau trong ngày của các triệu chứng (Nặng về sáng,đêm dễ chịu)
- Mất ngủ cuối giấc ( Dậy sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường ).
- Rối loạn vận động, thường chậm , đôi khi có kích động trầm cảm.
- Không có sức sống, uể oải, mệt mỏi.
- Khí sắc giảm, buồn rầu, thích nơi tối tăm,tránh tiếp xúc với xung quanh.
- Mất mọi hứng thú và hoạt động liên quan đến giảm hoạt động cảm xúc.
- Các triệu chứng cần biểu hiện trong thời gian ít nhất hai tuần.
3. Khách thể nghiên cứu:
Bệnh trầm cảm trên bệnh nhân.
Khách thể khảo sát: NC được tiến hành trên 50 BN trong độ tuổi từ 18- 45 đang điều trị tại BVTTĐN từ tháng 10/08- 3/09, thoả mãn yêu cầu các tiêu chuẩn chọn bệnh, không phạm phải các tiêu chuẩn loại trừ.
4. Mục đích nhiên cứu:
Nhằm tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-45 đang điều trị tại BVTTĐN từ tháng 10/2008 – 3/2009. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm giúp mọi người hiểu, nhận biết sớm, điều trị hiệu quả, phòng và tránh bệnh trầm cảm trong xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bệnh trầm cảm.
Tìm hiểu những biểu hiện bệnh trầm cảm trên bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-45 đang điều trị tại BVTTĐN từ tháng 10/08- 3/09.
Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp mọi đối tượng nhận biết sớm, điều trị hiệu quả, phòng và tránh bệnh trầm cảm.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: NC những yếu tố thuộc nội hàm của bệnh trầm cảm.
Thời gian: NC được tiến hành từ tháng 10/2008 - 3/2009.
Không gian: Các bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 - 45 đang điều trị tại BVTTĐN từ tháng 10/2008-3/2009 ( Nội và ngoại trú).
7. Giả thuyết khoa học:
Biểu hiện bệnh trầm cảm trên bệnh nhân, đa dạng, phong phú, phức tạp có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp.
8. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lý luận.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trắc nghiệm.
Phương pháp phân tích tiểu sử.
Phương pháp thống kê toán học.

Link download cho anh em:
1XSElv1vt5EW552
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status