Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ: câu hỏi + đáp án - pdf 22

Đề cương Dẫn luận ngôn ngữ
Lý thuyết:
Câu 1: Khái niệm ngôn ngữ , các đơn vị ngôn ngữ, các quan hệ ngôn ngữ.
Trả lời:
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ.
-> ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng. Đồng thời cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống lịch sử từ thế hệ này san thế hệ khác.
- các đơn vị ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ và ngữ, câu, văn bản.
+ Âm vị: là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mà người ta không thể chia nhỏ hơn.
Vd: các âm b , t, v….hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn được nữa.
Âm vị không có nghĩa nhưng lại có chức năng khu biệt nghĩa của từ. Âm vị là thành tố tạo nên hình vị.
Ví dụ: bào có nghĩa là “ một công cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ” còn vào có nghĩa là “ một hành động đi từ ngoài tới trong”. Bào có nghĩa khác với vào do sự đối lập giữa âm /b/ và /v/.
Tương tự, màn có nghĩa khác với bàn nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm vị /m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này.
+ Hình vị: Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa nhưng không có khả năng hoạt động độc lập, là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành.Hình vị có thể mang ý nghĩa từ vựng ( hình vị thực ) hay có thể mang ý nghĩa ngữ pháp (hình vị hư).
Hình vị đứng ở vị trí khác nhau có ý nghĩa khác nhau là hình vị độc lập
Vd: đo đỏ, may đo
Hình vị là thành tố để tạo nên từ.
Ví dụ: Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa : Quốc: nước, kỳ: cờ.Trong tiếng Anh, từ Unkind có 2 hình vị, từ boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp.
+Từ: Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hay một số từ tố (hình vị) mang chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,…
Vd: các từ 1 hình vị: bàn,ghế, ngồi, khóc,….
+ Câu: là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Là chuỗi kết hợp của 1 hay nhiều từ theo quy tắc nhất định.
Ví dụ: tui đi học. Mọi người vẫn sợ sự thay đổi của cô ấy vào phút chót….
-> Câu ít nhất phải có một từ, từ ít nhất phải có 1 hình vị, 1 hình vị ít nhất phải có 1 âm vị.
+ Văn bản: văn bản là sản phẩm của lời nói mang tính hoàn chỉnh tồn tại dưới dạng in hay viết, bao gồm 1 đầu đề và hàng loạt đơn vị lớn hơn phát ngôn. Nó truyền tải một nội dung giao tiếp nhất định, nhằm đến một đối tượng giao tiếp nhất định.
Ví dụ: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!


 Đây là lời phát động, kêu gọi toàn bộ nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp vào cuối năm 1946.

- Các quan hệ trong ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống
Sự tồn tại của hệ thống kết cấu ngôn ngữ được xác định không chỉ dựa vào các yếu tố( các loại đơn vị ) mà còn dựa vào mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống bao gồm quan hệ ngang,dọc và quan hệ cấp bậc.

+quan hệ tuyến tính( quan hệ ngang hay quan hệ ngữ đoạn )
Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động.
Cơ sở của quan hệ này là tính hình tuyến bắt buộc các đơn vị phải kết nối với nhau lần lượt trên một trục nằm ngang.
Trên trục này chỉ những đơn vị đồng hạng mới kết hợp trực tiếp với nhau: từ kết hợp với hình vị, hình vị kết hợp với âm vị
Vd: Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Không nhất thiết những đơn vị ở gần nhau thì phải có quan hệ với nhau.
Quan hệ này là điều kiện để xác định mối liên quan giữa các ngôn ngữ chi phối các hành động của ngôn ngữ.

+quan hệ liên tưởng ( quan hệ dọc )
Là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói. Các yếu tố tham gia vào quan hệ liên tưởng phải nằm trong cùng một trường liên tưởng( cùng trường nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa )
Ví dụ: trong câu “ nhân dân ta rất anh hùng” .Vị trí của từ nhân dân có thể thay bằng quân đội, phụ nữ, thanh niên…Vị trí của từ ta có thể thay bẳng Lào, Campuchia…Vị trí anh hùng có thể thay bằng dũng cảm, cần cù, thông minh...
Quan hệ liên tưởng giúp chúng ta lựa chọn từ một cách chính xác trong chuỗi lời nói.
Ví dụ: để diễn đạt hành động đã và đang diễn ra trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt, các đơn vị ngôn ngữ được kết hợp theo quan hệ liên tưởng sau:
- I have been learning English for a long time (1)
- J’ apprends Anglais depuis longtemps (2)
- tui đã học tiếng anh lâu rồi (3)

Để diễn đạt các hành động đang diễn ra , các đơn vị ngôn ngữ được đặt trên mối quan hệ sau:
- The students are writing a newspaper (4)
- Sinh viên đang viết báo (5)
Tập hợp các yếu tố(đơn vị) theo quan hệ dọc có thể thay thế hàng loạt yếu tố cùng hệ hình

 Sự khác nhau giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng là: Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ liên tưởng là quan hệ với các yếu tố không hiên hữu mà chỉ tồn tại nhờ sự liên tưởng của con người.Tuy nhiên giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng có mối liên hệ với nhau, mỗi vị trí đều nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác
Ví dụ: Ví dụ: “ Dân tộc Việt Nam” tạo thành ngữ danh từ
“rất anh hùng” tạo thành ngữ tính từ.
Hai thành phần này tạo nên quan hệ chủ-vị.



+ Quan hệ cấp bậc (quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố)
Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp độ khác nhau của hệ thống ngôn ngữ . Quan hệ cấp bậc thể hiện ở 2 quan hệ : quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố
Quan hệ bao hàm thể hiện giữa các đơn vị cấp cao đối với các đơn vị cấp thấp: câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm các âm vị.
Quan hệ thành tố(quan hệ tôn ti) được xét từ thấp đến cao : âm vị là thành tố cấu tạo nên hình vị , hình vị là thành tố cấu tạo nên từ, từ là thành tố cấu tạo nên câu…
Trong quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố ta chỉ xét những đơn vị đồng loại . Quan hệ cấp bậc trở thành một thực thể có tầng lớp, thứ bậc, tạo cơ sở cho sự hành chức của ngôn ngữ.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai mối quan hệ : quan hệ cấp bậc và quan hệ ngang, dọc


Link download đầy đủ cho anh em:
RrNTC21NFi86Wm6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status