Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh chương tỉnh nghệ an - pdf 22

Tải miễn phí luận văn thạc sỹ
Tác giả (Creator): Phan Đình Hà
Đề mục (Subject): Quản trị kinh doanh
Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn
Thanh Chương
Mô tả (Description): Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Xuất bản (Publisher): Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Ngày, tháng (Date): 2011

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới 5
2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 5
2.1.2 Đơn vị nông thôn mới 6
2.1.3 Chức năng của nông thôn mới 7
2.1.4 Chủ thể xây dựng nông thôn mới 10
2.1.5 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới 11
2.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới 13
2.2.1 Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM trước Đại hội V 13
2.2.2 Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM từ Đại hội VI đến nay 16
2.2.3 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới 25
2.2.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới 27
2.2.5 Các bước xây dựng nông thôn mới 34
2.3 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 34
2.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới 34
2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 50
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 55
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 55
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 58
3.2. Phương pháp nghiên cứu 68
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 68
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 69
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 69
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu 69
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 70
4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương, Nghệ An 70
4.1.1 Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở 70
4.1.2 Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 71
4.1.3 Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 71
4.2. Những thuận lơi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương 86
4.2.1. Thuận lợi 86
4.2.2 Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương 91
4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Thanh Chương 96
4.3.1 Quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Chương 96
4.3.2 Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 97
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Kiến nghị 107
5.2.1 Đối với Trung ương: 107
5.2.2. Đối với tỉnh Nghệ An 108
5.2.3 Đối với huyện Thanh Chương 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 112

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thôn, xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muôn đời nay. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn.
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của để chiến thắng quân thù. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm như giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm thì nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều khuyết tật. Do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận động của hệ thống thị trường, cho nên, những vùng, địa phương khó khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu cùng kiệt ngày càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của các đô thị.
Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho các huyện cùng kiệt theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương cũng đã có nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với đặc điểm địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu đời nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách, chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu nhưng các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Huyện Thanh Chương là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh 54 km về phía Tây Nam. Trong những năm qua, huyện Thanh Chương đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm đường nhựa, xây dựng trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề…theo hướng xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Thanh Chương vẫn là một huyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần nông, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện Thanh Chương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian qua.
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức đoàn thể thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian:
Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ 2008 đến 2010.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương, Nghệ An
(1) Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
(2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương?
(3) Những kết quả đã đạt được và những việc cần làm nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa phương?
(4) Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở huyện Thanh Chương thời gian tới?


Link download cho anh em Ket-noi:
2E27paSLxuYGlZ8
Nhớ thank nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status