Mối quan hệ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội và tăng trưởng kinh tế, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - pdf 22

Tải miễn phí tiểu luận
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I. LỜI NÓI ĐẦU 2
II.NỘI DUNG 3
Phần I: Cơ sở lý luận 3
1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội và Tăng trưởng kinh tế: 3
1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội: 3
1.2. Khái niệm về chính sách Bảo hiểm xã hội: 3
1.3. Khái niệm về Tăng trưởng kinh tế: 3
2. Chính sách BHXH và tăng trưởng kinh tế: 4
2.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế. 4
2.2. Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội. 7
Phần II: Mối quan hệ giữa chính sách BHXH và tăng trưởng kinh tế ở 10
Việt Nam. 10
1. Thực trạng chính sách BHXH tác động đến tăng trưởng kinh tế 10
1.1. BHXH bắt buộc 1
1.2. BHXH tự nguyện 3
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp 4
2. Tăng trưởng kinh tế tác động đến chính sách BHXH 8
Phần III. Giải pháp 10
3.1. Biện pháp: 10
3.1.1. Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật 10
3.1.2. Về chế tài bảo đảm việc thực thi pháp luật BHXH, BHYT 10
3.1.3. Về thực hiện BHXH tự nguyện 11
3.2. Kiến nghị 11
III. KẾT LUẬN 14
Tài liệu tham khảo 16

I.LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, bất kể quốc gia đó có thể chế chính trị như thế nào và theo định hướng gì (thị trường hay kế hoạch). Chính sách BHXH, được xây dựng nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội”, dẫn đến làm giảm hay mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép và đa số các nước đang thực hiện theo xu hướng này. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế. BHXH chính là một “kênh” quan trọng tạo ra sự công bằng này. Các quốc gia, dù đã phát triển hay đang phát triển, vẫn tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chính sách BHXH của mình.Vì vậy em quyết định chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa các chính sách Bảo hiểm xã hội và tăng trưởng kinh tế. Liên hệ thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn Lý thuyết Bảo hiểm xã hội.
Trong quá làm bài tiểu luận,nhưng do trình độ nhận thức và thời gian có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô trong bộ môn để giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!











II.NỘI DUNG

Phần I: Cơ sở lý luận
1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội và Tăng trưởng kinh tế:
1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội:
Theo nghĩa rộng, có thể hiểu “Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho người lao động và một số thành viên trong gia đình họ trong trường hợp ốm đau,thai sản, tai nạn nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất thất nghiệp… trên cơ sở đóng quỹ của người tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”.
Theo nghĩa hẹp thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần hay thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, hay chết…trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”
Việc sử dụng khái niệm theo nghĩa nào tùy thuộc vào từng quốc gia và mục đích sử dụng của từng cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam thường sử dụng khái niệm theo nghĩa hẹp chỉ gồm những trường hợp bảo hiểm thu nhập cho người lao động đã được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội (26/12/2006).
1.2. Khái niệm về chính sách Bảo hiểm xã hội:
Chính sách bảo hiểm xã hội là những nguyên tắc và biện pháp của nhà nước vè vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm đảm bảo thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng BHXH cho mọi thành viên xã hội, góp phần ổn định, công bằng và phát triển xã hội.
1.3. Khái niệm về Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc nội.
Trong đó:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).


Link download cho các bạn:
T7H6KW9sXcsTpn4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status