Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009 - pdf 22

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hay gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau, bị tai nạn, bị mất khả năng lao động hay suy giảm khả năng lao động … Điều này dẫn đến việc chúng ta phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia và tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng, được các nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mình và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật Nhà Nước.
Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung hoàn thiện nhằm từng bước nâng cao và mở rộng việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, hay gặp các rủi ro khác. Ngoài ra, BHXH còn là một phần cấu tạo nên hệ thống an sinh xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững.
BHXH Việt Nam hoạt động qua nhiều khâu khác nhau, trong đó công tác chi trả BHXH là công đoạn cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng thể hiện quyền lợi của người lao động. Hoạt động chi trả BHXH cho người lao động có thể ảnh hưởng đến tài chính BHXH, đến nhận thức của cả xã hội về vai trò của BHXH. Nếu như BHXH chi đúng, chi đủ, kịp thời và chính xác thì nguồn quỹ BHXH được quản lý phù hợp, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và điều đặc biệt là nó có tác động rất lớn đến niềm tin của người lao động. Công tác chi trả cũng là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan BHXH các cấp quận, huyện.
Là sinh viên khoa Bảo hiểm xã hội và được thực tập tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là một bộ phận của hệ thống BHXH Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại đây tuy trong một thời gian ngắn nhưng em cũng đã có được cái nhìn sâu sắc hơn trong công việc thực tế của cơ quan BHXH. Em đã nhận thấy công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động chi trả các chế độ BHXH. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của những người đã nghỉ hưu. Xuất phát từ nhận thức đó, nên trong quá trình làm chuyên đề thực tập, em quyết định chọn đề tài : “ Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009 ”
Do quá trình thu thập số liệu, thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của cơ giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo Th.s Nguyễn Ngọc Hương và tập thể cán bộ tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.











Chương I- Lý luận chung về BHXH và chế độ trợ cấp hưu trí
I- Những lý luận cơ bản về BHXH.
1. Tính tất yếu khách quan của BHXH.
Để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người phải có sức khỏe và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Để có được một cuộc sống hạnh phúc, ấm no không phải là dễ dàng… vì trong cuộc sống của mỗi người đều sẽ xảy ra những biến cố mà không ai có thể lường trước được. Con người khó có thể tránh khỏi những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động hay già yếu, chết hay thiếu công việc làm…Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân: do thiên nhiên gay ra (như bão lũ lụt, hạn hán động đất, sột…); các rủi ro đó biến động của khoa học công nghệ, tuy làm tăng năng suất lao động nhưng cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ và làm tăng nguy cơ mất việc làm của người lao động; và các rủi ro do môi trường xã hội như ốm đau, dịch bệnh, trộm cắp hỏa hoạn…
Cho dù là do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hay giảm thu nhập, phá hoại tài sản làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…những điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người, đến cả những người thân của họ nữa và cũng như nền kinh tế xã hội nói chung.
Và khi rơi vào những tình huống đó thì các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Không những vậy mà còn có nhiều nhu cầu khác nữa, xuất hiện thêm nhu cầu mới như khám chữa bệnh, cần người chăm sóc, tiền thuốc thang... Để khắc phục những rủi ro đó, ngoài việc tự mình phải cố gắng vượt qua thì người lao động cần sự hỗ trợ của cộng đồng tập thể, của các tổ chức cơ quan Nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ của cộng đồng tập thể, của các cơ quan nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ không chỉ bằng lời nói, bằng sự động viên thăm hỏi chung chung mà phải bằng nguồn vật chất cần thiết, nhằm phục hồi nhanh chóng sức khỏe, duy trì sức lao động xã hội nhằm giảm bớt những khó khăn bản thân và gia đình người lao động khi có những hụt hẫng về thu nhập trong những trường hợp rủi ro.
Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển và việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì đồng thời lại phát sinh thêm mâu thuẫn chủ thợ phát, bởi giới chủ sử dụng lao động không chịu đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro gây nên những tổn thất. Chính vì vậy giới công nhân lao động đã liên kết đấu tranh buộc những người chủ sử dụng lao động phải thực hiện những cam kết trả công lao động và đảm bảo cho họ một số thu nhập nhất định để họ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoạc mất khả năng lao động. Cuộc đấu tranh này phát triển rộng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của mỗi người lao động cũng ngư cả đời sống kinh tế chính trị xã hội của mọi quốc gia.
Bởi vậy, sự xuất hiện của Bảo hiểm xã hội là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm giác sự cần thiết phải tham gia hệ thống Bảo hiểm xã hội và sự cần thiết phải tiến hành Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy Bảo hiểm xã hội đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan.

GBfhomnUl51d0L0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status