Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình - pdf 22

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ 4
1.1.Khái niệm về lòng đường, hè phố. 4
1.2 Nguyên tắc quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố 4
1.3 Một số quy định cụ thể trong việc quản lý sử dụng lòng đường, hè phố. 5
1.3.1 Quản lý việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để xe đạp, xe máy, ôtô. 5
1.3.2 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán. 5
1.3.3 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công, xây dựng công trình. 5
1.3.4 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang. 6
1.3.5 Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật. 6
1.3.6 Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường. 6
1.3.7 Quản lý việc lắp đặt kiốt, mái che trên hè phố. 7
1.3.8 Quản lý việc lắp đặt biển báo hiệu giao thông trên lòng đường, hè phố. 7
1.3.9 Quản lý công tác vệ sinh lòng đường, hè phố. 7
1.4 Phân công trách nhiệm quản lý. 7
1.4.1 Sở giao thông vận tải. 7
1.4.2 Công an Thành phố. 8
1.4.3 Cục Thuế và Sở Tài chính. 8
1.4.4 Sở Văn hóa thông tin và các cơ quan báo, đài Thành phố. 8
1.4.5 Ủy ban nhân dân quận, huyện. 8
1.4.6 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 10
2.1 Giới thiệu chung về quận Ba Đình. 10
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận. 11
2.2.1 Một số thống kê số liệu về các tuyến phố. 11
2.2.2 Thực trạng sử dụng lòng đường, hè phố. 12
2.2.3 Hoạt động quản lý của UBND Quận, Phường và các cơ quan chuyên trách. 23
2.2.3.1 Công tác cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè, đường phố. 23
2.2.3.2 Công tác quản lý phí, lệ phí tại các điểm sử dụng lòng đường, hè phố. 25
2.2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. 27
2.2.3.4 Công tác duy tu, bảo dưỡng lòng đường, hè phố. 30
2.2.4 Một số nguyên nhân cơ bản. 30
2.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan. 30
2.2.4.2 Nguyên nhân khách quan. 31
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ 32
3.1 Những mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố với Quận Ba Đình. 32
3.1.1 Những mục tiêu đặt ra. 32
3.1.2 Những yêu cầu trong quản lý chỉ đạo. 33
3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố. 34
3.2.1 Bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý lòng đường và hè phố. 34
3.2.2 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trên lĩnh vực đảm bảo TTĐT. 35
3.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách trong công tác quản lý lòng đường, hè phố. 38
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT 38
3.2.3.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng CA phường. 39
3.2.3.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng CSTT, CS 113. 40
3.2.3.4 Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức quần chúng, đội tự quản. 40
3.2.4 Tổ chức đợt tập trung xử lý vi phạm về TTĐT – VSMT. 41
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông nói chung và quy định của Thành phố về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố nói riêng. 42
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

LỜI MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài
Là một quận nội thành của Thủ đô với sức hấp dẫn tự nhiên, quận Ba Đình trở thành một trong những địa điểm hội tụ dòng di dân tự do, các hoạt động kinh tế - xã hội khác kèm theo từ các quận, huyện khác của Hà Nội cũng như các vùng, miến khác của các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Điều này khiến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đòi hỏi sự thích ứng của tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị. Điều này càng trở nên bức xúc hơn với giới hạn về cả số lượng và chất lượng của quỹ đất đai quận Ba Đình, gây nên tình trạng quá tải về mọi mặt của đời sống đô thị hiện đại. Nhất là công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận về hệ thống hè phố, đường giao thông công chính, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, công viên, còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường để kinh doanh dịch vụ, để xe đạp, xe máy, ôtô, bán hàng rong…tái diễn phức tạp, gây mất trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt sắp tiến tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, mọi người khắp nơi trên thế giới sẽ đến Việt Nam để dự lễ kỉ niệm trọng đại này, nên hoạt động quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố đang trở nên vô cùng cấp thiết. Nhưng do công tác quản lý của các cấp chính quyền chưa đề ra được các giải pháp thích hợp, đồng bộ nhằm giải quyết tình trạng trên. Việc xử lý còn thiếu chiều sâu, các chế tài chưa đủ mạnh do vậy kết quả còn hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ hơn những vấn đề xung quanh hoạt động này, nhận thức đúng tầm quan trọng của nó sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao mỹ quan đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông để góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của nước ta.
Là một sinh viên học chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị, em rất muốn nhìn nhận chính xác về hoạt động này, đồng thời đóng góp vài ý kiến của mình để giúp cơ quan hoàn thiện công tác. Vì những lý do trên em chọn đề tài : “ Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.”

- Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố của Quận Ba Đình để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại.
- Trên cơ sở của việc đánh giá đóng góp những biện pháp để việc quản lý đạt hiệu quả cao hơn.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý và sử dụng trên bề mặt lòng đường, hè phố. Không nghiên cứu về các công trình cấp, thoát nước, chiếu sáng, thông tin khác dưới lòng đường, hè phố.
- Phạm vi nghiên cứu: Quận Ba Đình.

- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin, phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng nhiều.

- Nội dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu chia làm ba chương với các vấn đề sau:
Chương I: Cơ sở lý luận khoa học về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố.
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp mặt khác do thời gian và trình độ còn hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót; em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô là giảng viên của khoa Kinh tế và quản lý Môi trường- Đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân HN và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

[hr:6tto2kvh][/hr:6tto2kvh]

Link download:
9HqA4uoE27Y2272

- Bạn nào có tài liệu gì hay , up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status