Đặc điểm hình thái, sinh học của các giống ong nhập nội (Apis mellifera linnaeus) - pdf 22

Tải miễn phí luận án Đặc điểm hình thái, sinh học của các giống ong nhập nội (Apis mellifera linnaeus) và chức năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa chúng với ong Ý Việt Nam (Apis mellifera ligustica Spinola), 2011

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

Trang
Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Điểm mới của luận án 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Cơ sở lý thuyết về di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi 5
1.1.2 Các loài ong mật Apis mellifera và quá trình nhập giống ong Ý vào Việt Nam 6
1.1.3 Cơ sở khoa học nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái ong thợ 9
1.1.4 Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh học ong mật 10
1.1.5 Cơ sở khoa học của việc chọn lọc giống ong và tạo chúa chia đàn 23
1.1.6 Các phương pháp chọn lọc và lai tạo trong công tác giống ong mật 29
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về giống ong mật 32
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 36
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 43
2.2 Nội dung nghiên cứu 45
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1 Điều tra thu thập số liệu 45
2.3.2 Xác định đặc điểm hình thái của ong thợ 45
2.3.3 Xác định đặc điểm sinh học, sản xuất của ong chúa và ong đực 47
2.3.4 Các chỉ tiêu sản xuất khác 49
2.3.5 Thí nghiệm chọn lọc đại trà, sản xuất ong chúa, ong đực giống 50
2.3.6 Xử lý số liệu 51
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
3.1 Đánh giá tiềm năng phát triển, hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm của nghề nuôi ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk 52
3.1.1 Đặc điểm địa hình, thời tiết, mùa vụ cây nguồn mật tại Đăk Lăk 52
3.1.2 Hiện trạng phát triển nghề nuôi ong Ý tại Đăk Lăk 58
3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học sản xuất của ong chúa, ong thợ và ong đực giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk 70
3.2.1 Đặc điểm sinh học sản xuất ong thợ giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk 70
3.3 Đánh giá giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng giống ong Ý
A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk 87
3.3.1 Đánh giá kết quả chọn lọc đối với ong thợ 87
3.3.2 Kết quả chọn lọc khối lượng ong đực giống ong Ý A. m. ligustica Spinola nuôi tại Đăk Lăk 92
3.3.3 Kết quả chọn lọc ong chúa tơ giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk 94
3.3.4 Đánh giá các giải pháp kỹ thuật chọn lọc tới chất lượng của ong chúa Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk 112
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119
1 Kết luận 119
2 Đề nghị 120
Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án 121
Tài liệu tham khảo 122
Phụ lục 132

MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nuôi ong và khai thác sản phẩm ong mật là một nghề sản xuất nông nghiệp đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong... được sử dụng rộng rãi trong dinh dưỡng học, y học, hương phẩm, mỹ phẩm, hoá học, điện tử và nhiều lĩnh vực khác phục vụ đời sống con người. Ong mật tham gia vào quá trình thụ phấn cho cây trồng nông lâm nghiệp và thảm thực vật tự nhiên làm tăng năng suất cây trồng và góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (Johansen và Mayer, 1990) [67].
Đăk Lăk là một tỉnh thuộc cao nguyên trung bộ của Việt Nam với diện tích rừng tự nhiên khá lớn, nơi có các mô hình kinh tế trang trại: vườn - rừng phát triển mạnh mẽ và là vùng chuyên canh lớn các cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, điều và các loại cây ăn quả không ngừng phát triển đã tạo nên thảm thực vật tự nhiên và cây trồng đa dạng là nguồn thức ăn phong phú cho ong mật. Hiện nay nghề nuôi ong mật tại Đăk Lăk đang phát triển mạnh và tạo ra lượng sản phẩm lớn xuất khẩu tới nhiều quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu (EU)... giá trị sản phẩm hàng hoá mà nghề nuôi ong mang lại chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tại địa phương.
Giống ong Ý A. m. l. Spinola có vai trò quan trọng trong nghề nuôi ong ở Việt Nam vì nó đóng góp tới 80 - 85% sản lượng và 100% lượng mật xuất khẩu, tuy nhiên giống ong này có biểu hiện cận huyết cao 10 -12%, sức đẻ trứng thấp 846 trứng/ngày đêm và năng suất chưa cao 25 -30 kg/đàn (Phạm Xuân Dũng và Trần Xuân Ngân (1991) [20]. Ong Ý A. m. l. Spinola được nhập vào nước ta từ năm 1960, năm 1977 chúng được đưa vào nuôi tại Đăk Lăk và phát triển nhanh chóng về số lượng, hiện nay đang được nuôi đại trà tại Đăk Lăk. Do ong Ý A. m. l. Spinola khác loài với ong bản địa nên không không thể giao phối với ong nội địa để tạo ra các thế hệ con lai. Ong chúa và ong đực trong quần thể ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk giao phối với nhau trên không trung cách khu vực đặt ong khá xa nên khó kiểm soát, nhiều trường hợp ong chúa giao phối với ong đực có cùng allen giới tính với nó và sinh ra số lượng lớn trứng lưỡng bội đồng hợp tử làm cho mức độ cận huyết ở các đàn ong tăng. Do ong Ý A. m. l. Spinola đã nuôi tại Đăk Lăk trong một thời gian dài, quá trình truyền đạt gen qua nhiều thế hệ sẽ gây nên những biến đổi đặc tính di truyền của quần thể, hình thành những đặc điểm sinh học sản xuất mới, trong đó có cả những biến đổi có lợi và không có lợi cho sản xuất. Để có cơ sở khoa trong chọc chọn lọc nhằm phát triển bền vững giống ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk, chúng tui nghiên cứu đề tài:
Đặc điểm sinh học, chỉ tiêu sản xuất và giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng giống ong mật Apis mellifera ligustica Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích
Đánh giá một số đặc điểm sinh học, chỉ tiêu sản xuất và xác định một số giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk.
Yêu cầu
- Xác định tiềm năng phát triển, hiện trạng và sản phẩm của nghề nuôi ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk.
- Xác định các đặc điểm hình thái, sinh học và chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
- Đánh giá các giải pháp kỹ thuật về chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học sản xuất của giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
- Đánh giá chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk
- Bổ sung tài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến giống ong mật tại Việt Nam.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm của nghề nuôi ong tại Đăk Lăk.
- Xác định được mùa vụ thích hợp tạo ong chúa, ong đực góp phần nâng cao chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
- Ứng dụng giải pháp kỹ thuật chọn lọc đại trà cải thiện chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đàn ong Ý A. m. l. Spinola tại Đăk Lăk.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các nghiên cứu được thực hiện tại các cơ sở nuôi ong đặc trưng cho các vùng tiểu khí hậu của tỉnh Đăk Lăk.
- Đề tài nghiên cứu liên quan tới việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm của nghề nuôi ong tại Đăk Lăk, xây dựng một số giải pháp kỹ thuật về chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại tỉnh Đăk Lăk.
5 Điểm mới của luận án
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm hình thái, sinh học sản xuất của giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk làm luận cứ khoa lọc về chọn lọc giống ong này.
- Lần đầu tiên áp dụng một số giải pháp kỹ thuật: chọn lọc đại trà, xác định thời điểm tạo chúa nhân đàn thích hơp nâng cao được chất lượng giống ong Ý A. m. l. Spinola nuôi tại Đăk Lăk.









CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Cơ sở lý thuyết về di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi
Theo Đặng Vũ Bình (2002) [1], cấu trúc di truyền của một quần thể được đặc trưng bởi các kiểu gen và số lượng của mỗi kiểu gen mà trong quần thể đó có. Các yếu tố gây nên những biến đổi đặc tính di truyền của quần thể đó là: độ lớn của quần thể, chọn lọc, di trú và đột biến gen, hệ thống giao phối.Tính trạng số lượng, còn gọi là tính trạng đo lường, được quy định bởi nhiều cặp gen (Bourdon, 1977) [42].
Có thể xác định giá trị của các tính trạng số lượng bằng các phép đo (cân, đo, đong, đếm). Tuyệt đại bộ phận các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là các tính trạng số lượng, các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, bởi điều kiện môi trường và là các biến thiên liên tục (Đặng Vũ Bình, 2002) [1]. Các tính trạng số lượng được lặp lại với các mức độ khác nhau, thế hệ F1 tương đối đồng nhất nhưng thế hệ F2 phân ly không theo tỷ lệ nhất định và có thể phân ly tăng tiến, khả năng phân ly này tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [32]. Để biểu thị đặc tính của những tính trạng số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là kết quả của các phép đo. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình (giá trị phenotyp) của cá thể đó (Đặng Vũ Bình, 2002) [1]
Mô hình mô tả giá trị kiểu hình của cá thể như sau:
P = G + E
Trong đó: P: giá trị kiểu hình
G: giá trị kiểu gen
E : sai lệch ngoại cảnh

Link download cho các bạn
0ROpZG4bOsGx884
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status