Quy trình thông báo L/C và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại - pdf 22

MỤC LỤC



I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 03
1. Khái niệm 03
2. Các bên tham gia trong cách thanh toán tín dụng chứng từ: 03
3. Các bước thực hiện 03
II. QUI TRÌNH MỞ L/C 04
III. QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NHTM. 10
A. Quy trình thông báo L/C 10
1. Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C 11
2. Kiểm tra nội dung của L/C 13
3. Thông báo L/C cho khách hàng 15
4. Thu phí 15
B. Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại: 16
1. Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ: 16
2. Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài: 16
3. Chiết khấu và thanh toán 19
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 29

Lời mở đầu

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức và nâng cao hơn nữa về khối lượng giao dịch. Vì thế, các cách thanh toán quốc tế cũng phải ngày một hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế. Trong đề tài này, chúng tui xin đề cập đến một cách thanh toán hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Đó là cách thanh toán tín dụng chứng từ. với những ưu điểm nổi bật, cách này đang ngày àng được sử dụng nhiều hơn trong việc thanh toán. Trong giới hạn của đề tài chúng tui chỉ xin trình bày hai bước quan trọng của cách thanh toán này thôi. Đó là qui trình thông báo L/C và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại NHTM.

QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C VÀ THANH TOÁN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1. Khái niệm :
cách thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng mở thư tín dụng đáp ứng những nhu cầu của người yêu cầu mở thư tín dụng, cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hay chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản qui định trong thư tín dụng.
2. Các bên tham gia trong cách thanh toán tín dụng chứng từ:
- Người mở thư tín dụng: là người mua hàng
- Ngân hàng mở thư tín dụng: là người thay mặt cho người mua hàng, cấp tín dụng cho người mua hàng.
- Người hưởng lợi thư tín dụng : là người bán hàng hay người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng ở nước nguời hưởng lợi.
Ngoài ra, còn có các chủ thể tham gia sau đây
- Ngân hàng xác nhận
- Ngân hàng thanh toán
- Ngân hàng chỉ định
- Ngân hàn thanh toán
- Ngân hàng chiết khấu
- Ngân hàng chấp nhận
- Ngân hàng bồi hoàn
- Ngân hàng chuyển nhượng
Các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong giao dịch thông tin chuyển
tiền và luân chuyển chứng từ.
3. Các bước thực hiện
cách thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện qua các bước sau:
1. Qui trình mở L/C
2. Qui trình thông báo L/C
3. Qui trình thanh toán L/C


II. QUI TRÌNH MỞ L/C
Qui trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đền nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị nhập khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.Toàn bộ qui trình này liên quan đến bốn bên : Đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị nhập khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu mở L/C và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động .Chi tiết qui trình mở L/C thể hiện trong sơ đồ sau:

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hay hóa đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khầu cần chú ý:
- Viết đúng mẫu giấy đề nghị mở L/C do ngân hàng mở L/C ấn hành.
- Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ khi đưa ra những ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C.
- Tôn trọng những điều khoản trong hợp đồng tránh tình trạng mâu thuẫn. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã kí.
- Viết tối thiểu 2 bản giấy đền nghị mở L/C. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và cũng là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu.

Ngoài giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập khẩu còn phải gửi kèm cá chứng từ sau:
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
- Giấy phép nhập khẩu lô hàng hay quota nhập khẩu.
- Hợp đồng ngoại thương.
- Phương án sản xuất kinh doanh
- Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các giấy tờ khác…


Link download cho các bạn:
qX665XQBLcl2JmR
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status