Viễn thám hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh - pdf 22

Tải miễn phí luận văn

Giới thiệu sơ lượt về khu vực nghiên cứu ảnh viễn thám
Đầu tiên ta khái quát sơ lượt về tỉnh Tây Ninh nói chung
• Tây Ninh có các nhóm đất chính: đất xám có diện tích 338.833 ha chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
• Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
• Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
• Về tài nguyên nước: Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Và hồ Dầu Tiếng nói riêng:

• Về mặt tự nhiên Dầu Tiếng là vùng đất ở giữa hai dòng sông có hình dạng chữ V (như là một biểu tượng chiến thắng), được bao bọc bởi hai con sông đẹp và khá nổi tiếng. Sông Sài Gòn ở phía tây và phía nam với chi lưu là sông Thị Tính (còn gọi là Băng Bột) ở phía tây. Tuy không phải là vùng đất đỏ nhưng Dầu Tiếng vẫn là một trong những vùng cao su nổi tiếng ở miền Đông Nam bộ với loại đất xám bình nguyên hiện nay đã được mở rộng gần 29.000 hécta (chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của toàn huyện, sản lượng gần 50.000 tấn mủ/năm, giải quyết tốt đời sống cho trên dưới 24.000 công nhân. Tiếp giáp ở phía bắc huyện này là hồ thủy lợi rất quan trọng và khá đẹp có diện tích mặt hồ thuộc loại lớn nhất ở phía Nam. Tuy nằm trên địa bàn tỉnh giáp ranh Tây Ninh nhưng lại mang tên hồ Dầu Tiếng. Hồ rộng 27.000 ha có sức chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước, tưới xanh cho cả một vùng ruộng rộng lớn ở miền Đông Nam bộ. Hồ còn là một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách kể cả khách tham quan của đất Bình Dương - Dầu Tiếng.
• Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Hồ Dầu Tiếng được xây dựng vào những năm 80, phần lớn nằm trong huyện Dương Minh Châu, còn lại ở huyện Tân Châu và 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước.
• Vị trí:
Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985.
• Đặc điểm:
Công trình này hầu như đã huy động gần hết nhân dân ở độ tuổi thanh niên ở tỉnh Tây Ninh tham gia đào hồ Dầu Tiếng. Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn ngoài ra còn có hai kênh Đông và kênh Tây đã tưới mát những cánh đồng mì, mía, lúa ở Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn cung cấp nước cho nhà máy lọc nước ở Thủ Đức.


BÀI 1: ĐỌC ẢNH
Các đặc điểm nguồn dữ liệu ảnh:
• Vị trí là khu vực hồ Dầu Tiếng
• Ảnh dược chụp từ vệ tinh ETM+ (Landsat 7)
• Đây là ảnh viễn thám đa phổ nằm ở cột 125 và hang 52.
• Ảnh được chụp ngày 12/02/2002.
• Kiểu file Binary.
• Kiểu dữ liệu byte.
• Hệ thống tọa độ ảnh: UTM_48n.
• Đơn vị đo: meters.
• Cấp đọ xám nhỏ nhất: 0
• Cấp độ xám lớn nhất: 255.
• Số hang: 7595 (trừ kênh 6: 3798)
• Số cột: 8592 (trừ kênh 6: 4296)
• Phân giải không gian: 28.5 x 28.5 (trừ kênh : 57 x 57).
Nhận dạng các đối tượng:
Với bảng màu IDRISI Default Quantitative
1. Kênh 1 (blue):bước sóng 0.45 - 0.52 µm. Có phân giải không gian 28.5. Ảnh kênh 1 với bản màu quan, ánh sáng xanh, nước với đất trống có màu xanh với cấp độ xám vào khoảng 65 – 85 cho thấy rằng ở kênh 1 nước với đất trống hấp thu khá tốt và phản xạ kém.
• Đối với thực vật ta thấy có màu vàng ở kênh 1 với cấp độ xám vào khoảng 90 – 120. Đây cũng là một cấp độ sáng thấp đến trung bình thể hiện rang thức vật ở kênh 1 hấp thụ là nhiều hơn phản xạ.
• Ảnh này thấy đã co dính mây thể hiện ở những vùng có ánh sang vàng đậm đến đỏ, với cấp độ sang khá cao 130 – 255 cho thấy với ánh sang xanh thì mây phản xạ rất tốt.


2. Kênh 2: bước sóng: 0.52 – 0.6 µm. Có độ phân giải không gian 28.5, ánh sáng xanh lục (lá cây), giống như kênh 1 với bản màu quant nhưng rõ hơn. Nước với đất trống thể hiện ở màu xanh hơi đậm với bước sóng vào khoảng 40 – 60 (cấp độ xám đất trông cao hơn khoảng 5- 8 so với nước) rõ ràng là thấp và thấp hơn so với kênh 1 chứng tỏ với ánh sng xanh lá cây của kênh 2 thì nước và đất trông hấp thu manh và phản xạ khá kém yếu hơn cả kênh 1.
• Đối với thực vật cấp độ xám ở kênh 2 vẫn cao hơn nước và đất trống nhung vẫn giống như ở kênh 1 cấp độ xám vẫn nằm trong khoảng thấp đến trung bình.
• Mây ở kênh 2 đã giam cấp độ xám so với kênh 1 (120 – 235) điều này chứng tỏ càng về các kênh sau mây có cấp độ xám sẽ giảm dần nhưng vẫn ở mức cao so với các yếu tố khác.



AA4f1R22Ckh77jw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status