Ảnh hưởng của tuổi ấu trùng và thế đàn tạo chúa theo phương pháp cấp tạo tới số lượng, chất lượng của ong chúa giống nội - pdf 22

Chia sẻ luận văn thạc sỹ: Ảnh hưởng của tuổi ấu trùng và thế đàn tạo chúa theo phương pháp cấp tạo tới số lượng, chất lượng của ong chúa giống nội (Apis Cerana)

Creator (Tác giả): Trương Anh Tuấn

Subject (Chủ đề): Nuôi Ong mật ; Ong chúa giống nội

Description(Mô tả): Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp

Publisher (Nhà xuất bản): Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Date (Ngày xuất bản): 2005

Type (Loại ấn phẩm): Luận Văn Thạc sỹ

Format (Mô tả vật lý): Text/PDF, 75 Tr., 27 cm

1. Mở đầu

1.1. Đặt vấn đề:
Nuôi ong lấy mật là nghề có từ lâu đời ở nước ta. Giống ong nội (Apis
cerana) được nhân dân ta bắt từ rừng, qua quá trình nuôi dưỡng chúng phù
hợp với điều kiện nuôi ong trong gia đình. Ong nội được phân bố rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái ở các vùng
khác nhau.
Theo Wongsiri, 1986. [71], ong nội (Apis cerana) thường đi thu hoạch lâu
hơn ong Apis melifera nhập nội mỗi ngày 2ư3 giờ, có thể khai thác tốt hơn các
nguồn hoa rải rác và có thể chống chịu khá hơn trong vụ hè nóng nực thiếu
thức ăn. Ngoài các sản phẩm thu được từ nghề nuôi ong, ong còn giúp thụ
phấn cho cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong nông
nghiệp.
Từ những đặc điểm trên, ta thấy ong nội (Apis cerana) là một giống ong
có ý nghĩa kinh tế lớn ở cả mọi vùng của đất nước và cần được chú trọng phát
triển. Tuy nhiên ong nội còn có nhiều nhược điểm như tính tụ đàn nhỏ, hay
chia đàn, bốc bay, bệnh thối ấu trùng nên người nuôi ong còn gặp nhiều khó
khăn.
Trong đàn ong, ong chúa có vai trò rất quan trọng là đẻ trứng và tiết ra
chất chúa để điều hoà hoạt động của cả đàn. Ong chúa tốt thì sức đẻ trứng cao,
đàn ong sẽ đông quân và cho năng suất mật cao. Việc tạo ra các ong chúa tốt
đáp ứng được mong muốn của người người nuôi ong là một vấn đề rất cần
thiết của sản xuất.
Hiện nay ở nước ta có trên 20.000 người nuôi ong nội, trong số đó chỉ có
khoảng năm trăm người nuôi chuyên nghiệp là nắm vững kỹ thuật tạo chúa
công nghiệp bằng phương pháp di trùng. Tuy nhiên để tạo chúa theo phương
pháp di trùng này đòi hỏi người nuôi ong phải còn trẻ, tinh mắt, có kỹ năng
cao, có số lượng đàn ong lớn (trên 15 đàn). Số còn lại chỉ biết tạo chúa bằng
việc sử dụng các mũ chúa chia đàn tự nhiên, để đàn ong tự thay chúa hay
bằng phương pháp cấp tạo.
Việc sử dụng các loại mũ chúa chia đàn, cấp tạo do không nắm vững cơ sở
khoa học của việc tạo chúa nên chất lượng ong chúa tạo ra kém: khối lượng
chúa nhỏ, sức đẻ trứng thấp dẫn đến các đàn ong có tính tụ đàn nhỏ, năng suất
mật thấp, dễ chia đàn, bốc bay, làm cho hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong
không cao.
Để giúp phần lớn số hộ nuôi ong gia đình có phương pháp tạo chúa đơn
giản, dễ làm mà thu được ong chúa có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất
cùng với mong muốn góp phần vào công việc nghiên cứu dựa trên những đặc
điểm tự nhiên của đàn ong để đánh giá được chất lượng của ong chúa được tạo
ra theo phương pháp đơn giản (tạo chúa cấp tạo), chúng tui tiến hành thực hiện
đề tài:
"ảnh hưởng của tuổi ấu trùng và thế đàn tạo chúa theo phương pháp cấp
tạo tới số lượng, chất lượng của ong chúa giống nội (Apis cerana)”


1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
* Xác định được tuổi ấu trùng phù hợp cho việc tạo chúa cấp tạo.
* Đưa ra được tiêu chuẩn thế đàn tạo chúa cấp tạo để tạo được số lượng
chúa nhiều và chất lượng chúa tốt.
* Đưa ra được quy trình kỹ thuật tạo chúa cấp tạo phù hợp phục vụ cho
nguời nuôi ong có quy mô nhỏ và áp dụng cả cho người nuôi ong có quy mô
lớn.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
ư Xác định được chiều dài của trứng, ấu trùng 1, 2 và 3 ngày tuổi.
ư Xác định khối lượng ong thợ ở các thế đàn tạo chúa cấp tạo khác nhau.
ư Xác định số lượng mũ chúa tiếp thu, mũ chúa nở theo phương pháp cấp
tạo.
ư Xác định khối lượng và số lượng ống trứng của từng ong chúa.
ư Xây dựng được quy trình tạo chúa cấp tạo.


07E4AK4j1Qaber9
Nhớ thank
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status