Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay - pdf 22

Chia sẻ cho anh em tiểu luận Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể: Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta không ngừng đổi mới theo hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và cách hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, tư tưởng được phát huy... Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở nước ta còn bộc lộ nhiều nhược điểm: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể tuy đã được sắp xếp lại nhưng nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, chất lượng, hiệu quả hoạt động chậm được nâng cao, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức.
Do đó, vấn đề đặt ra phải đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho chế độ chính trị đã được kiến lập sau Cách mạng Tháng Tám ngày càng bền vững hơn, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất xã hội chủ nghĩa, phát huy tính ưu việt và vai trò tích cực của chính trị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, làm cho các bộ phận cấu thành hệ thống hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức trên cơ sở xác định rõ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và xác lập cơ chế vận hành thông suốt, chặt chẽ của cả hệ thống do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng là hạt nhân lãnh đạo. Là một cán bộ công tác tại cơ quan Đảng nên tui nhận thức sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và yêu cầu phải đổi mới hệ thống chính trị. Vì vậy, tui quyết định chọn đề tài "Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay" để viết tiểu luận môn Quyền lực chính trị và cách thực thi quyền lực chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, từ đổi mới Đảng lãnh đạo, Chính phủ, hệ thống tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, hệ thống bầu cử; đổi mới cơ chế, nguyên tắc hoạt động và quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy nhiên trong khuôn khổ một bài tiểu luận nên tui chỉ đi sâu phân tích nội dung đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị. Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần I: Những vấn đề chung về hệ thống chính trị Việt Nam
Phần II: Thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị nước ta hiện nay
Phần III: Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ trong hệ thống chính trị
Phần IV : Một số kết quả thực hiện công tác cán bộ của huyện Vĩnh Linh
Mặc dù với ý thức trách nhiệm cao trong học tập, tui đã cố gắng tìm tòi, tham khảo các loại tài liệu, nhưng do vừa công tác vừa học tập nên không có nhiều thời gian dành cho việc nghiên cứu, bản thân lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các giảng viên thuộc Viện chính trị học góp ý để tui có thể bổ sung thêm kiến thức của mình, góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới.
tui xin trân trọng cảm ơn!














NỘI DUNG
I - Một số vấn đề chung về hệ thống chính trị Việt Nam:
1. Khái niệm
Hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội và các thiết chế xã hội khác gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân; cơ chế vận hành các thiết chế đó dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, .
So với hệ thống chính trị trước đây, chúng ta đã ghi nhận sự hiện diện của các thiết chế xã hội, của quyền lực xã hội trong một hệ thống chung là hệ thống chính trị- xã hội. Với cách nhận thức thống nhất giữa quyền lực chính trị và xã hội, chúng ta có thể xác định được cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Hệ thống đó gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân.
2. Sự hình thành hệ thống chính trị ở Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Có thể nói, hệ thống chính trị ở Việt Nam được hình thành từ đó. Sự ra đời Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là kết quả của ý chí độc lập, tự do và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta là tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng nên một nhà nước kiểu mới và Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò đó của Đảng là hệ quả tất yếu của quá trình Đảng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của giai cấp, của cả dân tộc.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính trị ở Việt Nam gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản để thực hiện mục tiêu là giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một xã hội phồn vinh, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, thực hiện dân chủ, bình đẳng, xã hội không còn sự áp bức và bất công.
3. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam :
3.1. Tổ chức bộ máy (hệ thống thể chế) bao gồm:
- Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; vừa là lực lượng hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân và bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Toà án và Viện kiểm sát nhân dân) và chính quyền địa phương.. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.
+ Quốc hội nước ta có chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
+ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dân các địa phương bầu ra Hội đồng nhân dân cấp mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (H.pháp, điều 123)
+ Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của nước ta.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội, các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều được Quốc hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên là một bộ phận của hệ thống chính trị. Đây là những tổ chức thay mặt cho lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào hệ thống chính trị theo tôn chỉ, mục đích, tính chất của từng tổ chức. Hiện nay, ở Việt Nam có 5 tổ chức chính trị-xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xã hội khác.
3.2. Các quan hệ chính trị
Ngoài các quan hệ mang tính phổ biến (như đã phân tích ở phần lý thuyết chung), trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ chính trị được xác lập do một cơ chế chủ đạo (và cũng là quan hệ chủ đạo) là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
3.3. Các nguyên tắc và cơ chế vận hành
Hệ thống chính trị nước ta vừa hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung vừa tuân thủ những nguyên tắc đặc thù khác, bao gồm:
- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân



2gZk2zng0ImBdK0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status