Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa của cao chiết nấm Cordyceps sp - Nấm (Dược liệu) - pdf 22

Loại tài liệu : Luận Văn
Tác giả : Huỳnh Thư
Nhan đề : Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa của cao chiết nấm Cordyceps sp. / Huỳnh Thư
Thông tin xuất bản : 2012.
Mô tả : xi, 71 tr. ; 30 cm
Đề mục : Nấm (Dược liệu) -- Nghiên cứu
Chất chống oxy hóa
Người hướng dẫn : TS. Ngô Đại Nghiệp

MỤC LỤC Trang
Trang phụ bìa ii
Lời Thank iii
Lời cam đoan iv
Mục lục v
Danh mục chữ viết tắt ix
Danh mục bảng x
Danh mục hình, đồ thị và biểu đồ xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN 4
1.1. Sự oxy hóa 5
1.1.1. Các khái niệm đầu tiên về sự oxy hóa 5
1.1.2. Các đặc trưng của phản ứng chuỗi 6
1.1.2.1. Độ bền hóa trị tự do 6
1.1.2.2. Điều kiện của chu kỳ chuyển đổi điện tử 6
1.1.2.3. Sự cạnh tranh của phản ứng chuỗi và phản ứng phân tử 6
1.2. Sự kháng oxy hóa 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Phân loại chất kháng oxy hóa 7
1.2.3. Cơ chế ức chế quá trình oxy hóa chuỗi 8
1.3. Tác hại của sự oxy hóa 9
1.3.1. Khái niệm stress oxy hóa 9
1.3.2. Các gốc tự do gây hại cho cơ thể 9
1.3.2.1. Khái niệm 9
1.3.2.2. Các dạng gốc tự do chứa oxy 9
1.3.3. Tác động lên DNA 10
1.3.4. Tác động lên protein 12
1.3.5. Tác động lên lipid 13
vi
1.4. Giới thiệu về Cordyceps 14
1.4.1. Phân loại khoa học 14
1.4.2. Lịch sử nghiên cứu 14
1.4.3. Phân bố 15
1.4.4. Đặc điểm 15
1.4.5. Hiệu quả sử dụng 15
1.4.6. Các hoạt chất chính 16
1.4.6.1. Cordycepin 16
1.4.6.2. Acid cordyceptic 17
1.4.6.3. Polysaccharid 18
1.4.6.4. Ergosterol 19
1.4.6.5. Nucleotide 19
1.4.6.5. Protein và acid amin 20
1.5. Tình hình nghiên cứu trên Cordyceps 20
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước 20
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước 23
Chương 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Vật liệu 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1.1. Sinh khối Cordyceps 26
2.1.1.2. Dòng tế bào 28
2.1.2. Hóa chất 28
2.1.3.Thiết bị - công cụ 28
2.2. Quy trình chiết cao 30
2.3. Phương pháp xác định hoạt tính bắt gốc tự do DPPH 32
2.3.1. Nguyên tắc 32
2.3.2. Thực hiện 32
2.4. Phương pháp xác định năng lực khử 33
2.4.1. Nguyên tắc 33
vii
2.4.2. Thực hiện 34
2.5. Phương pháp xác định hàm lượng polyphenolic 35
2.5.1. Nguyên tắc 35
2.5.2. Thực hiện 35
2.6. Phương pháp xác định hàm lượng polysaccharid 36
2.6.1. Nguyên tắc 36
2.6.2. Thực hiện 36
2.7. Phương pháp xác định khả năng gây độc tố tế bào 37
2.7.1. Nguyên tắc 37
2.7.2. Thực hiện 37
2.8. Phương pháp xác định khả năng bảo vệ tế bào 38
2.8.1. Nguyên tắc 38
2.8.2. Thực hiện 38
2.9. Phương pháp xác định ảnh hưởng của sự oxy hóa trên DNA 39
2.9.1. Nguyên tắc 39
2.9.2. Phương pháp ly trích DNA 39
2.9.3. Phương pháp xác định sự hư hại DNA do tác nhân oxy hóa 40
2.9.4. Phương pháp xác định khả năng bảo vệ DNA của mẫu 41
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 42
3.1. Khảo sát khối lượng cao chiết 43
3.2. Hàm lượng chất có trong cao chiết 44
3.2.1. Hàm lượng polyphenol 44
3.2.2. Hàm lượng polysaccharid 46
3.3. Khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp hóa học của các phân
đoạn cao chiết từ Cordyceps
47
3.3.1. Khả năng bắt gốc DPPH tự do 47
3.3.2. Năng lực khử 49
3.3.3. Nhận xét chung 51
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của cao chiết trên tế bào Hep G2 54
viii
3.4.1. Khảo sát khả năng gây độc tế bào 54
3.4.2. Khả năng bảo vệ tế bào 55
3.4.3. Khả năng bảo vệ DNA 58
Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
4.1. Kết luận 62
4.2. Đề nghị 62
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC

1.1. Sự oxy hóa
1.1.1. Các khái niệm đầu tiên về sự oxy hóa
Vào giữa thế kỷ 19, lần đầu tiên các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra
hiện tượng phản ứng giữa kim loại và hợp chất hữu cơ, tạo tiền đề cho các nghiên
cứu oxy hóa về sau. Năm 1844, Shonbein khám phá ra sự hình thành ozon qua quá
trình oxy hóa chậm của phosphin, diethyl ether và ethyl alcohol [54].
Năm 1897, Bach và Engler đã phát triển nguyên lý peroxy hóa của quá trình
oxy hóa dựa trên các thí nghiệm về quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng oxy
phân tử và chứng minh sự hình thành peroxid như là sản phẩm cơ bản của quá trình
oxy hóa [12].
Năm 1959, Jorissen nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng hóa học, ông khám
phá rằng indigo không bị oxy hóa bởi oxy phân tử nhưng bị oxy hóa khi có sự hiện
diện của triethylphosphin hay benzaldehyd oxy hóa, sau đó chứng minh rằng các
sản phẩm oxy hóa của benzaldehyd – benzoic peracid - không oxy hóa indigo trong
các điều kiện thí nghiệm [60]. Điều này cho thấy rằng một chất trung gian có hoạt
tính đã hình thành trong suốt quá trình oxy hóa benzaldehyd nhưng không phải là
benzoic peracid.
Cơ chế tương tự quá trình oxy hóa dây chuyền các hydrocarbon nhóm olefin
được mô tả bởi Bolland và Gee vào năm 1946 sau khi nghiên cứu chi tiết về động
học của sự oxy hóa các hợp chất không no [14]. Năm 1956, Miller và Mayo đã
nghiên cứu được quá trình oxy hóa styren và oxy phân tử tạo ra các polymer peroxy
hóa [42]. Năm 1957, Rust đã mô tả sự tạo thành dihydroperoxid trong nghiên cứu
của ông ta về sự oxy hóa các hydrocarbon béo mạch nhánh [49].
Năm 1935, Semenov đã đưa ra nguyên lý về hiện tượng tự phản ứng nhanh
của cơ chế oxy hóa hydrocarbon [52]. Hiện tượng này giống như phản ứng chuỗi
phân nhánh (H2 + O2) được nghiên cứu bởi Hinshelwood và Williamson (1934) [29]
hay quá trình đốt cháy hơi phosphin được nghiên cứu bởi Semenov (1935) [52].
Sau đó, suốt các nghiên cứu động học về sự đa dạng của các phản ứng hydroperoxy
hóa, sự phát sinh các gốc tự do đã được khám phá.



v383a54R6Ju4Id1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status