Tìm hiểu về giao thức mạng RARP - Reverse Address Resolution Protocol - pdf 23

Tải miễn phí đồ án

A. Giới thiệu. 1
B. Nội Dung. 1
1. Lịch sử. 1
2. Hoạt động của giao thức. 2
2.1. Mục đích. 2
2.2. Phạm vi hoạt động. 2
2.3. Các bước phát triển. 2
a. Reverse Address Resolution Protocol: RARP – RFC903. 2
b. Dynamic Reverse Address Resolution Protocol: DRARP – RFC1931. 3
c. Bootstrap Protocol: BOOTP – RFC951. 3
d. Dynamic Client Configuration Protocol: DHCP – RFC2131. 4
e. Preboot Execution Environment: PXE. 4
2.4. Mô tả chi tiết RARP. 5
a. Khuôn dạng. 5
b. Hoạt động. 8
3. Mô phỏng. 10
C. Kết luận. 15
A. Giới thiệu.
Thông thường, địa chỉ IP của một hệ thống được lưu trữ trong một file cấu hình trên ổ lưu trữ. Khi hệ thống được khởi động, nó lấy địa chỉ IP từ file cấu hình đó. Trong trường hợp các máy tham gia mạng như các trạm làm việc không có đĩa lưu trữ thường không biết được địa chỉ liên lạc của chúng khi khởi động mà chỉ biết địa chỉ vật lý. Để giao tiếp sử dụng các giao thức bậc cao hơn như IP, chúng phải biết địa chỉ liên lạc từ một vài nguồn bên ngoài. Vấn đề là không có một chuẩn nào để làm việc này.
Giao thức RARP là một giao thức mạng xác định địa chỉ lớp mạng tương ứng với một địa chỉ lớp liên kết dữ liệu. Trong mạng TCP/IP RARP tìm ra địa chỉ IP tương ứng với địa chỉ MAC của hệ thống. Trên mỗi hệ thống mạng, đều có một địa chỉ MAC duy nhất do nhà sản xuất thiết bị tạo ra. Ứng dụng nguyên tắc trên, giao thức RARP lấy địa chỉ MAC và gửi RARP Request quảng bá với các hệ thống mạng lân cận để lấy địa chỉ IP thông qua RARP Server.

B. Nội Dung.
1. Lịch sử.
Reverse Address Resolution Protocol (RARP) - Giao thức phân giải ngược địa chỉ là một giao thức mạng được sử dụng bởi một hệ thống mạng từ địa chỉ vật lý của nó phân giải ra địa chỉ mạng.
RARP xuất hiện từ những năm 1984, là phương pháp đầu tiên giúp giải quyết vấn đề bootstrap trong TCP/IP. RARP giúp phân giải địa chỉ IP (32 bits) từ địa chỉ MAC (48 bits) đã biết. RARP là sự phát triển tiếp dựa trên ARP và được mô tả chi tiết trong RFC 903. Vì những hạn chế trong ứng dụng của RARP nên sau đó năm 1985, tổ chức IETF đã thay thế RARP bằng Bootstrap Protocol và năm 1993, DHCP được bổ sung như một sự bổ sung cho Bootstrap Protocol. DHCP cho phép cấu hình mạng tự động, không cần sự can thiệp của người quản trị để kết nối một máy tính vào mạng.
Với sự phát triển vũ bão, các công nghệ vẫn tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả. Giao thức RARP tuy không còn được sử dụng nhưng nó là cơ sở cho sự ra đời phát triển của các kỹ thuật vượt trội hơn.

2. Hoạt động của giao thức.
2.1. Mục đích.
Giao thức RARP ra đời giản quyết vấn đề bootstrap của các thiết bị hệ thống mạng.
Giao thức RARP cho phép tìm địa chỉ IP của máy khi đã biết địa chỉ MAC.

2.2. Phạm vi hoạt động.
RARP thường sử dụng trong mạng LAN phạm vi nhỏ (subnet) nơi mà có những máy trạm không có ổ lưu trữ (diskless workstations) hay các X terminals.
- Thông thường các địa chỉ IP của hệ thống thường được lưu trữ trong một file cấu hình trong các vùng ổ đĩa . Khi hệ thống bắt đầu khởi động thì nó xác định IP của nó từ tập tin cấu hình này. Trong trường hợp máy trạm không có ổ lưu trũ , địa chỉ IP không thể lưu trữ trong hệ thống đó được . Trong trường hợp này RARP có thể được sử dụng để có được địa chỉ IP từ máy chủ RARP (RARP Server).
- RARP thuộc lớp liên kết dữ liệu, chỉ phục vụ các địa chỉ IP. RARP quảng bá địa chỉ MAC trong mạng, từ địa chỉ MAC để có được địa chỉ IP. Gói tin của RARP sử dụng dụng định dạng giống gói tin trong giao thức ARP và không liên quan đến IP, do vậy gói tin RARP không thể được định tuyến do đó nếu việc truyền các gói tin trong 1 subnet khi đó không cần sử dụng các bộ định tuyến phức tạp.
2.3. Các bước phát triển.
a. Reverse Address Resolution Protocol: RARP – RFC903.
- RARP là giải pháp đầu tiên cho phép cấp địa chỉ IP động.
- RARP sử dụng giao tiếp mô hình Client/Server (Client/RARP Server).
- Nguyên tắc: trao đổi Request/Reply.
+ Client quảng bá thông điệp RARP Request chứa địa chỉ MAC của nó.
+ RARP Server gửi trả thông điệp RARP Reply chứa địa chỉ IP cấp phát tương ứng cho Client.
- RARP có nhiều hạn chế:
+ RARP chạy trực tiếp trên Ethernet, không có lớp IP. Do đó RARP chỉ có thể hoạt động trên cùng mạng con.
+ RARP chỉ hỗ trợ cấp địa chỉ IP mà không có thông tin nào thêm: Name Server, Default Gateway…
+ Không hỗ trợ định tuyến.
+ Cần can thiệp của người quản trị: tạo bảng ánh xạ địa chỉ MAC và IP.

b. Dynamic Reverse Address Resolution Protocol: DRARP – RFC1931.
- DRARP được sử dụng trong các nền tảng Sun Microsystems.
- Về cơ bản DRARP giống RARP. Có 2 cải thiện:
+ Các máy chủ RARP trên một đoạn mạng phải giao tiếp với nhau giải quyết quyền. Kiểm soát quyền cấp tên và địa chỉ được ràng buộc giữa các định dạng máy chủ và địa chỉ, đưa ra quyết định về cách thức phân bổ địa chỉ, và giữ hồ sơ về địa chỉ sử dụng.
+ DRARP Packet ngoài Request và Reply có thêm phần thông báo – Error. Bên trong Error có kiểm soát quyền – Restricted.
c. Bootstrap Protocol: BOOTP – RFC951.
- Khắc phục các hạn chế trên, BOOTP được hình thành. BOOTP là một giao thức bootstrap IP/UDP cho phép một máy tính không có ổ lưu trữ tìm được địa chỉ IP cho nó, địa chỉ của một máy chủ và tên của file để nạp vào bộ nhớ và thực hiện.
- BOOTP vẫn hoạt động dựa trên trao đổi Client-Server nhưng sử dụng một giao thức mềm ở lớp cao hơn. BOOTP sử dụng UDP như một phương tiện truyền trên mạng IPv4. Server BOOTP được cấu hình gán địa chỉ IP cho mỗi máy từ một dải địa chỉ.
- Ngoài cấp phát IP, BOOTP cung cấp thêm các thông tin qua địa chỉ IP. Vender Specific Information: Name Server, Default Gateway, Subnet Mask, DNS Server, Time Server, Print Server.
- BOOTP hỗ trợ định tuyến trên mạng con dựa trên IP/UDP. Vì vậy BOOTP có thể hoạt động liên mạng.
- Nhờ BOOTP người quản trị có thể tạo các client/server trên các mạng khác nhau trong một mạng lớn. điều này giúp việc quản trị, cấp địa chỉ tập trung hơn, hiệu quả hơn.




3fb1Bof83Qc00nC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status