Đồ án Thiết kế ly hợp ô tô tải + Bản vẽ - pdf 23

Chia sẻ miễn phí cho anh em

MỤC LỤC
Tiêu đề : Trang
1. CHỌN LOẠI, SƠ ĐỒ LY HỢP VÀ DẪN ĐỘNG :
1.1. CHỌN LOẠI, SƠ ĐỒ LY HỢP
1.2. CHỌN SƠ ĐỒ DẪN ĐỘNG LY HỢP
2. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA LY HỢP :
2.1. XÁC ĐỊNH BÁN KÍNH NGOÀI CỦA ĐĨA BỊ ĐỘNG
2.2. CÁC KÍCH THƯỚC KHÁC CỦA LY HỢP
2.2.1. Xác định bán kính trong của đĩa bị động
2.2.2. Xác định bán kính trung bình của đĩa bị động
2.2.3. Chiều dày tấm ma sát
2.2.4. Tính diện tích bề mặt tấm ma sát
2.3. TÍNH LỰC ÉP CẦN THIẾT
3. TÍNH CÔNG TRƯỢT VÀ KÍCH THƯỚC ĐĨA ÉP :
3.1. TÍNH CÔNG TRƯỢT SINH RA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG LY HỢP
3.1.1. Tính mômen quán tính của bánh đà và các chi tiết khác
qui dẫn về trục ly hợp
3.1.2. Tính mômen cản chuyển động qui dẫn về trục ly hợp
3.1.3. Tính công trượt chung
3.2. TÍNH CÔNG TRƯỢT RIÊNG
3.3. TÍNH ĐĨA ÉP
4. THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN CÁC CỤM, CÁC CHI TIẾT CHÍNH
CỦA LY HỢP :
4.1. LÒ XO ÉP
4.1.1. Ưu nhược điểm khi lắp lò xo trụ
4.1.2. Tính toán lò xo trụ
4.2. ĐĨA BỊ ĐỘNG
4.2.1. Xương đĩa
4.2.2. Vòng ma sát
4.2.3. Mayơ đĩa bị động
4.2.4. Giảm chấn
4.3. ĐĨA CHỦ ĐỘNG
4.3.1. Công dụng
4.3.2. Yêu cầu
4.3.3. Kết cấu
4.3.4. Vật liệu chế tạo
4.4. ĐÒN MỞ , THÂN VÀ VỎ LY HỢP
4.4.1. Đòn mở
4.4.2. Vỏ ly hợp
5. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ DẪN ĐỘNG LY HỢP :
5.1. SƠ ĐỒ VÀ TÍNH TOÁN DẪN ĐỘNG LY HỢP
5.2. XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO





1. CHỌN LOẠI, SƠ ĐỒ LY HỢP VÀ DẪN ĐỘNG
1.1. CHỌN LOẠI, SƠ ĐỒ LY HỢP :
Ly hợp là bộ phận dùng để nối trục khuỷu động cơ với hệ thống truyền lực, để truyền mômen quay được êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh chóng, dứt khoát. Ly hợp còn là cơ cấu an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải.
Ly hợp được phân thành các loại sau:
- Ly hợp thủy lực: truyền mômen quay nhờ chất lỏng. Loại ly hợp thuỷ lực nói chung có kết cấu phức tạp hơn các loại ly hợp khác; áp suất cao đòi hỏi kết cấu làm kín phức tạp và đòi hỏi loại dầu làm việc đặc biệt. Loại ly hợp thuỷ tĩnh không có tính chất tự điều chỉnh và tiêu hao công suất lớn (do tiết lưu dòng chất lỏng để thay đổi số vòng quay trục bị động). So với loại ly hợp thuỷ tĩnh, ly hợp thuỷ động có nhiều ưu điểm hơn; đặc biệt loại này làm giảm khá nhiều tải trọng động lên động cơ và hệ thống truyền động khi thay đổi đột ngột chế độ làm việc của ô tô. Ngoài ra, ly hợp thuỷ động làm tăng khả năng chuyển động của ô tô, máy kéo (nhất là khi đứng trên đất lầy hay cát) nhờ sự tăng từ từ tốc độ chuyển động từ số không đến cực đại ở mỗi số truyền không gây ra giật cho nên sự bám với đường được tốt hơn. Tuy nhiên, ly hợp thuỷ động không đảm bảo mở ly hợp dứt khoát do có mômen quay còn dư trên trục bị động; trong điều kiện rất thuận lợi ly hợp vẫn bị trượt; không thể phanh ô tô khi dừng tại chỗ bằng phương pháp gài số và kết cấu lại quá phức tạp.
- Ly hợp nam châm điện: do kết cấu của nó tương tự như một nam châm điện nên hiệu suất thấp (vì tổn hao năng lượng cho cuộn kích thích). Mômen do ly hợp ma sát điện từ tạo ra chịu ảnh hưởng nhiều của nguồn điện nên không ổn định; khi chế tạo thì tốn kém kim loại màu dẫn đến giá thành cao.
- Ly hợp ma sát: truyền mômen nhờ các bề mặt ma sát. Ở loại này có các loại ly hợp đĩa, ly hợp hình côn và ly hợp hình tang trống. Loại ly hợp hình côn và tang trống ngày nay không còn dùng trên ôtô máy kéo nữa vì mômen quán tính của các chi tiết thụ động lớn gây tải trọng va đập lớn lên hệ thống truyền lực khi đóng ly hợp.
Trên ôtô máy kéo loại ly hợp ma sát được sử dụng nhiều nhất do có các ưu điểm: kết cấu đơn giản, hiệu suất cao, giá thành rẻ và kích thước tương đối nhỏ gọn. Trong ly hợp ma sát chia ra: ly hợp một đĩa và ly hợp nhiều đĩa. Ly hợp nhiều đĩa ma sát chỉ sử dụng trong trường hợp cần truyền mômen ma sát lớn, để giảm kích thước đường kính của ly hợp. Ở đây ta chọn ly hợp ma sát một đĩa vì có ưu điểm kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt, mở dứt khoát, mômen quán tính của các chi tiết bị động nhỏ, giá thành re.í



I0veyFwvj1U5iw0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status