Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thực trạng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trang
Lời nói đầu 0
Phần I: Quan niệm về chất lượng và quản lý chất lượng 2
I. Quan niệm về chất lượng. 2
1. Chất lượng là tổ hợp các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá 2
2. Chất lượng là tính nhất quán của hàng hoá trong việc đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. 3
3. Chất lượng là sự phù hợp cho sử dụng. 3
4. Định nghĩa của TCVN ISO8402: 1994. 3
5. Định nghĩa của ISO 9000: 2000. 4
II. Quản lý chất lượng. 4
Phần II: Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thực trạng quản lý chất lượng vsattp ở nước ta hiện nay 5
I. Chất lượng thực phẩm và sự cần thiềt phải quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 5
1. Thực phẩm các đặc điểm của thực phẩm . 5
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thực phẩm và thực phẩm thế nào thì được gọi là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 6
3. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 7
II. Thực trạng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay 10
1. Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân của việc không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. 10
1.1.Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 10
1.2.Nguyên nhân gây ra hiện tượng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. 12
2. Thực trạng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm ở nước ta hiện nay. 17
2.1.Những ưu điểm 17
2.2.Những hạn chế. 19
3. Thực trạng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. 22
3.1. Các mặt đã đạt được. 22
3.2.Những tồn tại trong quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 26
Phần III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta 28
I- Về phía người tiêu dùng. 28
II- Về phía các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm. 29
III- Về phía nhà nước. 31
Loài người đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đã qua một thế kỷ đấu tranh gian nan, oanh liệt giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế kỷ XX là thế kỷ của những chiến công hiển hách, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc Việt Nam.Bước vào thế kỷ mới, cách mạng nước ta vừa đứng trước thời cơ vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những nguy cơ thách thức lớn không thể xem thường. Nắm bắt cơ hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách với tinh thần cách mạng tiến công, đưa cách mạng tiến lên mạnh mẽ, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chúng ta trong thời kỳ mới. Và để đạt được mục tiêu” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Đảng và Nhà nước ta đã chủ chương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác vừa có đấu tranh. Chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, bảo vệ môi trường...
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vì ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu ngươì tiêu dùng và thu lợi nhuận. Do đó, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề chất lượng và thoả mãn khách hàng dẫn đến việc không tuân thủ các quy định pháp luật gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và nền kinh tế.
Với tư cách là thay mặt cho nhân dân, đảm bảo lợi ích cho nhân dân Nhà nước phải thực hiện công tác quản lý nhà nước về mặt chất lượng, tạo điều kiện hình thành một môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Trong phạm vi đề tài này tui xin nêu về vấn đề quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. Kết cấu của đề tài bao gồm:
Quan niệm về chất lượng và quản lý chất lượng
I- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và sự cần thiết phải quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực trạng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
II- Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta .
Lần đầu tiên thực hiện đề tài nên rất khó tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tui rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. Đề tài hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Trương Đoàn Thể và tui xin chân thành Thank tiến sĩ.


9WEG9G18E2yhIpC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status