Sự thống nhất và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Tiểu luận Sự thống nhất và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung 3
1-Tính tất yếu khách quan và lợi ích của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần 3
1.1.Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. 3
1.2.Lợi ích kinh tế của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. 3
2. Các thành phần kinh tế cơ bản ở nước ta hiện nay. 4
3.Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay. 5
3.1. Mâu thuẫn giữa khuynh hướng phát triển tư bản chủ nghĩa và khuynh hướng phát triển CNXH. 6
3.2. Mâu thuẫn giữa nền kinh tế ở trình độ thấp kém, lạc hậu và yêu cầu chuyển sang nền kinh tế phát triển, hiện đại. 7
3.3. Mâu thuẫn giữa chế độ công hữu và chế độ tư hữu. 9
3.4.Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế về lợi ích kinh tế. 12
4. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN. 13
4.1.Điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta. 14
4.2.Phát triển hàng hoá theo định hướng XHCN. 15
kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta trải qua một thời gian dài chiến tranh gian khổ ác liệt lại bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong quá trình khôi phục và phát triển nền kinh tế đi lên từ đói cùng kiệt lạc hậu. Do đó không tránh khỏi tư tưởng chủ quan nóng vội và những sai lầm. Đó là thời kỳ nền kinh tế nước ta ở tình trạng kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.
Sớm nhận thức được những sai lầm trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở những năm trước. Vì vậy đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện và triệt để mà trọng tâm là đổi mới kinh tế được vạch ra ở Đại hội VI, được tiếp tục phát triển tại Đại hội VII là hoàn toàn đúng đắn. Trong đó sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được xác định là chiến lược phát triển lâu dài trong công cuộc đổi mới, theo định hướng XHCN.
Sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có sự đan xen tác động mâu thuẫn không kém phần gay gắt. Đứng trên phương diện triết học, cần nhìn nhận rõ mặt thống nhất và đối lập giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ quá độ lên XHCN. Phân tích để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết tích cực cho vấn đề này.
Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài:
"Sự thống nhất và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay"
Bài viết sau sẽ lần lướt phân tích những biểu hiện tác động của quy luật, phân tích mặt thống nhất và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ TỒN TẠI NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam
Như chúng ta đã biết, trải qua một thời gian dài đất nước ta phát triển nền kinh tế quốc dân với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Cơ chế bao cấp đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Trong suốt một thời gian dài đó cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp còn có những điểm tồn tại.
Thứ nhất: Cơ chế quản lý kinh tế được thiết lập dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Thứ hai: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua hệ thống mệnh lệnh hành chính được phát ra từ một trung tâm và được biểu hiện ở hệ thống chằng chịt ở các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh từ trên giao xuống các đơn vị cơ cở.
Thứ ba: Nhà nước can thiệp quá sâu vào các hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã và các tổ chức sản xuất dẫn đến các dơnh nghiệp vừa không có quyền tự chủ trong kinh doanh, vừa không bị ràng buộc về kết quả kinh doanh
Thứ tư: nhà nước thực hiện 1 cơ chế bao cấp tràn lan thông qua chế độ cung cấp và cấp phát ngân sách mà không có ràng buộc về mặt vật chất
Thứ năm: Kế hoạch giá trị hầu như không được tính tới.Tiền tệ là một công cụ năng động nhất trong quản lý kinh tế không được coi trọng đúng mức.Thậm chí đồng tiền còn bị gán tiếng xấu là nguồn gốc của bất công trong xã hội
Với những đặc điểm ở trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã không tránh khỏi kết quả là hoạt động kém hiệu quả. Lợi ích người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả là sự khủng hoảng kinh tế,chính trị …
Đứng trước tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương chỉ đạo đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế.
2. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi và tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
2.1. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi và tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Từ Đại hội VI(1986) đảng ta đã đánh giá đúng đắn những tồn tại,đồng thời phân tích những sai lầm về chủ quan duy ý chí trong những năm thực hiện cơ

CoEbmfqY07u5DCa
.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status