Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, những giải pháp trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước sang thế kỷ 21 toàn cảnh nền kinh tế chính trị thế giới có những sự thay đổi lớn. Nền kinh tế chịu tác động lớn của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. Các tổ chức khu vực và thế giới: ASEAN, EU, APECT ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong tổ chức, các thành viên cùng giúp đỡ nhau phát triển về kinh tế và ổn định về chính trị. Đây là xu thế có lợi cho mọi nước, giúp cho các nước có cơ hội phát triển. Ngoài ra xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển ngày càng trở thành xu thế chính thay cho sự đối đầu giữa các siêu cường. Sự xung đột, chạy đua vũ trang giữa 2 hệ thống xã hội đối lập, các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ và mới, các cuộc chiến tranh xâm lược đã bị lên án khắp nơi. Đây là một điều kiện quan trọng giúp cho các quốc gia có thể mở cửa đất nước tham gia hội nhập quốc tế và do vậy có thể phát triển các quan hệ tuỳ từng trường hợp lẫm nhau. Mô hình phát triển kinh tế trong xu thế hoà bình hợp tác đang thay thế cho mô hình kinh tế phát triển trong tình trạng đối đầu và chiến tranh lạnh
Thế giới đã, đang chứng kiến cuộc đua quyết liệt và ngoạn mục giữa 3 trung tâm kinh tế là Bắc Mỹ, EU, Đông á. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của những “ Con rồng châu á” và sự tăng trưỏng cao, liên tục của các nước Đông Nam á đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Trong quá trình phát triển, các nước này đã vấp phải không ít khó khăn như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra năm 97. Tuy vậy, vượt lên trên tất cả các hậu quả của cuộc khủng hoảng, các thể chế kinh tế- tài chính và chính trị châu á đã nhận thấy yếu điểm của mình và đang có những cải cách lớn chuẩn bị cho một thời kỳ cất cánh mới.
Không đứng ngoài xu hướng phát triển của thế giới, nước ta đã kịp thời có những cải cách về kinh tế, củng cố về chính trị. Về kinh tế, việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường đã mang lại những thành công to lớn. Về chính trị, ta kiên định con đường quá độ đi lên CNXH và từng bước tiến lên CN cộng sản theo CN Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Đảng đã đề ra những chính sách đối ngoại tiến bộ, phù hợp với xu thế hợp tác hữu nghị toàn cầu. Nếu như những năm trước đổi mới, ta chỉ quan hệ với các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế, thì nay, nước ta đã làm bạn với 134 quốc gia và lãnh thổ. Đặc biệt, ngày 12- 7- 1995, tổng thống Hoa Kỳ: Bill Clinton đã chính thức bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và đến ngày 13- 7- 2000, tại Wasington, hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ đã được ký kết, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, để tiếp tục công cuộc đổi mới, ta phải luôn tỉnh táo, có những chiến lược, sách lược về kinh tế và chính trị phù hợp, đúng như Đảng đã nhấn mạnh: “ Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm...Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN...”.

Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, sau đó đưa ra những giải pháp trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay.


laG0i88PE13b267
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status