Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải trong doanh nghiệp - pdf 23

Tải miễn phí giáo trình Chương 1

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ
VẬN TẢI TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí dịch vụ vận tải
1.1.1.2. Khái niệm chi phí dịch vụ vận tải
Chi phí DV-VT về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết mà các DN kinh doanh DV-VT phải chi ra cho quá trình hoạt động DV-VT trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
1.1.1.2. Phân loại chi phí dịch vụ vận tải
Chi phí DV-VT có thể được phân loại dựa theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng được những yêu cầu riêng trong quản lý và kế toán chi phí.
Phân loại theo công dụng kinh tế
Theo tiêu thức này, chi phí DV-VT được sắp xếp theo các khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thành DV-VT.
Mỗi loại hình vận tải có những đặc điểm khác nhau, nên chi phí DV-VT cũng có những loại hình khác nhau. Vì hạn chế của đề tài, nên chỉ nêu ra chi phí DV-VT của đường thuỷ.
Chi phí DV-VT đường thuỷ gồm: tiền lương thuyền trưởng, đại phó, thuỷ thủ, máy trưởng, máy phó, thợ máy, và các khoản trích theo lương của lương của thuyền trưởng, đại phó, thuỷ thủ, máy trưởng, máy phó, thợ máy, nhiên liệu và động lực, vật liệu, chi phí sửa chữa tàu, khấu hao tàu, chi phí thuê tàu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí CCDC, chi phí khác.
Phân loại chi phí DV-VT theo mối quan hệ với doanh thu vận tải:
- Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí biến đổi theo tổng số khi doanh thu dịch vụ tăng hay giảm như: chi phí tiền lương, chi phí nhiên liệu và động lực…
- Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi theo tổng số kho doanh thu tăng hay giảm như: chi phí khấu hao phương tiện…
- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí mang tính chất của cả 2 loại chi phí trên như: chi phí bảo dưỡng thiết bị hay bộ phận thuộc chi phí dịch vụ mua ngoài.
Phân loại chi phí DV-VT vận tải theo nội dung chi phí
- Chi phí NVL trực tiếp: gồm các chi phí về nhiên liệu, vật liệu, động cơ, động lực trực tiếp sử dụng cho các hoạt động dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: các khoản tiền lương, phụ cấp, khoản trích theo lương của thuyền trưởng, đại phó, thuỷ thủ, máy trưởng, máy phó, thợ máy …
- Chi phí SXC: các chi phí chung phát sinh ở các bộ phận kinh doanh dịch vụ như chi phí nhân viên quản lý, chi phí công cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí khác.
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành dịch vụ vận tải
1.1.2.1. Khái niệm giá thành dịch vụ vận tải
Giá thành DV-VT là toàn bộ chi phí mà DNVT đã chi ra để hoàn thành khối lượng DV-VT hay công việc vận tải trong kỳ.
Công thức chung để tính Z:


1.1.2.2. Phân loại giá thành
- Giá thành kế hoạch (Z k/h): là giá thành được tính toán tiến khi tiến hành hoạt động kinh doanh cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hay dự toán chi phí về dịch vụ.
- Giá thành định mức (Z đ/m): được tính trên cơ sở các định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành do Nhà nước hay ngành quy định
- Giá thành thực tế (Z t/t): là giá thành được tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh DV-VT trong kỳ được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động vận tải.
Cần phân biệt 2 loại giá thành thực tế:
Giá thành SX dịch vụ vận tải: chỉ bao gồm những chi phí trực tiếp, không bao gồm chi phí quản lý DN phân bổ cho dịch vụ đã hoàn thành.
Giá thành toàn bộ dịch vụ vận tải hoàn thành:gồm: giá thành SX dịch vụ và chi phí quản lý DN phân bổ cho dịch vụ hoàn thành.
Do đặc điểm riêng của hoạt động DV-VT, QTSX dịch vụ và quá trình tiêu thụ dịch vụ không thể tách rời nhau nên không phát sinh chi phí bán hàng riêng.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ vận tải
Chi phí DV-VT và tính giá thành DV-VT là hai mặt biểu hiện của QTSX dịch vụ có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của DN. Tuy vậy, vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau:
- Về mặt phạm vi: gồm chi phí chi cho hoạt động DV-VT, chi cho quản lý DNVT. Còn giá thành DV-VT gồm chi phí phát sinh: chi phí SX trực tiếp và chi phí SXC. Mặt khác chi phí DV-VT chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định, không tính các chi phí liên quan đến DV-VT đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành DV-VT là giới hạn số chi phí dịch vụ liên quan đến khối lượng hoạt động DV-VT đã hoàn thành.
1.2. Những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí dịch vụ vận tải
1.2.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí dịch vụ vận tải
Đối tượng kế toán chi phí dịch vụ vận tải
Một cách chung nhất, đối tượng tập hợp chi phí DV-VT là phạm vi, giới hạn mà loại chi phí vận tải cần tập hợp.
Như vậy, việc xác định đối tượng kế toán chi phí DV-VT chính là xác định giới hạn phạm vi và giới hạn tập hợp đối với các khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, DNVT.
Phương pháp kế toán chi phí vận tải


8LM02CiudaT3EDP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status