Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập kinh tế - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập kinh tế



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế với nguồn nhân lực Việt Nam 3
I/ Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 3
1 Những thành tựu và khó khăn 3
2 Xu hướng phát triển của nước ta hiện nay và tác động đến nguồn nhân lực . 5
II- Tiến trình hội nhập kinh tế trên thế giới và trong khu vực 6
1. Khái niệm về hội nhập 6
2. Xu thế trên thế giới và trong khu vực 7
3. Tác động đến nguồn nhân lực :cơ hội và thách thức 9
III- Tính tất yếu khách quan của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 10
1. Vai trò của nguồn nhân lực. 10
2. Sự cần thiết của đạo tạo phát triển nguồn nhân lực. 11
3. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một số nước. 13
 
Chương II: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt nam. 15
I- Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 15
1. Qui mô cơ cấu và tốc độ tăng nguồn nhân lực 15
2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. 15
III- Quy mô và cơ cấu đào tạo,phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . 20
1. Sự mất cân đối giữa các ngành,vùng 20
2. Đào tạo và phát triển chưa gắn liền với thực tế. 21
3. Tình trạng chảy máu chất xám 22
4. Hệ thống đào tạo nghề. 22
5. Chất lượng đào tạo. 24
Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hôị nhập kinh tế. 26
I- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. 26
1. Đưa đất nước đi lên. 26
2. Hội nhập kinh tế cùng thế giới rút ngắn khoảng cách phát triển. 27
II- Đào tạo kiến thức phổ thông. 28
1. Đổi mới mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. 28
2. Định hướng nghề nghiệp. 30
3. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả trong giáo dục. 31
III- Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. 33
1. Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 33
2. Sử dụng có hiệu quả nguốn nhân lực có tri thức chuyên môn 36
3. Tăng cường hợp tác quốc tế 37
kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o cho người lao động. Tuy nhiên, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở từng nước có những nét riêng và rất phong phú.
Như ở Thái Lan rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm nổi bật của Thái Lan trong đào tạo nguồn nhân lực là tạo điều kiện cho các vùng dân cư nhất là các vùng có mức thu nhập thấp được tiếp cận với cơ hội giáo dục, Chính phủ chi ngân sách cho giáo dục khá lớn:3,4%GNP vào năm 1980, đến năm 1996 tăng lên 4,1%, xếp thứ 29 trên thế giới về đầu tư cho giáo dục (Nguồn: Kinh tế Châu á TBD số 4/2000).
Xingapo xác định rõ phát triển giáo dục, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là cơ sở để nâng cao đời sống của nhân dân và là động lực chủ yếu để phát triển. Chính vì vậy, một trong những công việc đầu tiên chính phủ thực hiện ngay sau khi giành được độc lập là tạo điều kiện cho tất cả trẻ em được cắp sách đến trường. Hàng năm chính phủ thường giành nguồn kinh phí khá lớn cho giáo dục: Bình quân mỗi người ở Xingapo được hưởng chi phí về giáo dục khoảng trên 1000 USD/năm. Đây là con số không một nước không một nước Đông Nam A nào theo kịp.
Chương II: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt nam.
I- Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
1. Qui mô cơ cấu và tốc độ tăng nguồn nhân lực
Số lượng nhân lực là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH-HĐH đất nước hiện nay. Chúng ta đang có một thị trường lao động dồi dào, hấp dẫn các nhà lao động trong và ngoài nước.
Dân số Việt Nam tính đến 2001 là 78,3 triệu người. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em chiếm gần một nửa dân số, số người hết tuổi lao động có tỷ lệ thấp. Dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 2 ASEAN chỉ sau Indonesia, với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm cao. Với điều kiện này hàng năm Việt Nam có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động. Nếu như năm 1986 có 30,3 triệu người trong độ tuổi lao động thì đến năm 1995 đã tăng lên 40,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng một triệu lao động, tương quan với tốc độ tăng số người ở độ tuổi lao động là 3,22%/năm. Đến năm 2000 nước ta có 44,5 triệu người trong độ tuổi lao động, ngoài ra còn có 4 triệu người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động. Như vậy số lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào. Đây là một nhân tố thuận lợi nêú chúng ta biết sử dụng hợp lý, triệt để và có hiệu quả. Ngược lại nếu chúng ta không giải quyết tốt số lượng lao động dồi dào này thì đây là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế đất nước. Số người bước vào độ tuổi lao động sẽ tiếp tục tăng ở mức cao và đặt ra những áp lực mới trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở nông thôn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào Việt Nam. Đặt ra cho Việt Nam những đòi hỏi mới: làm thế nào để chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả nhất đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập.
2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
Một trong những yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực chính là chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực luôn gắn liền với chỉ tiêu về chất lượng của nguồn nhân lực đó. Trong thực tế ở Việt Nam vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang có nhiều bất cập.
Trước hết về tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Việt Nam. Nước ta với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua nhiều năm chiến tranh khắc nghiệt nên nền kinh tế trong tình trạng kém phát triển; chưa có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho người lao động nói riêng, dân số nói chung đúng mức. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) với những người từ 16 tuổi trở lên, đánh giá về dinh dưỡng ở 6 vùng sinh thái (1987-1990) của viện dinh dưỡng cho thấy:
+ Số người gầy chiếm 48,7% và tăng theo lứa tuổi
+ Số người trung bình chiếm 50% và giảm theo lứa tuổi
+Số người béo chiếm 1,3% và giảm theo lứa tuổi
Trọng lượng và chiều cao ở các lứa tuổi thấp hơn các nước trong khu vực. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, chính điều đó ảnh hưởng đến khả năng năng suất của lao động của nguồn nhân lực. Thêm vào đó có tới trên 80% nguồn nhân lực sống ở vùng nông thôn với cách lao động thủ công truyền thống, phân tán, thiếu công cụ, cơ sở hạ tầng kém phát triển, cơ cấu kinh tế thuần nông là chủ yếu, đời sống vật chất, tinh thần còn thấp...Vì vậy hạn chế nguồn nhân lực nước ta rất lớn.
Cũng phải nói thêm rằng chính sự gia tăng dân số nhanh những năm qua một mặt tạo ra một lực lượng lao động ngày càng lớn về qui mô thì lại dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực đối với sức khoẻ con người và xã hội. Đó là tình trạng dân số ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế. Điều đáng quan tâm là hiện nay ở một số tỉnh vùng cao, vùng xa có 742 xã chưa có trạm y tế, đặc biệt có 52 xã “trắng” không có cả cán bộ y tế lẫn trạm y tế. Thực trạng này cho thấy những nhu cầu thiết yếu về khám chữa bệnh cho người dân còn vô cùng khó khăn, hạn chế. Như vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tất yếu chúng ta phải quan tâm trước mắt tới chất lượng cuộc sống của dân số.
Một vấn đề quan trọng nữa khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực đó là trình độ văn hoá của nguồn nhân lực. Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống, có mục đích đến sự hình thành và phát triển nhân cách, ý thức của mỗi người với yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động là khá cao và luôn có nhiều chuyển biến tích cực. Theo số liệu thống kê của Việt Nam tỷ lệ biết chữ trong lực lượnglao động là 94,9% (1997). Tỷ lệ đến trường cao chỉ có 8,4% lực lượng lao động chưa bao giờ đến trường cơ cấu nguồn nhân lực phân theo bậc học cũng có những chuyển biến đáng kể: Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tăng nhanh từ 30,5% và 8,9%(1989) lên 60,51% và 14,14% (1997).Cơ cấu lực lượng lao động phân theo bậc học ở nông thôn và thành thị có xu hướng ngày càng hợp lý hơn.Tuy nhiên bên cạnh đó trình độ văn hoá của nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.Tính chung toàn quốc năm 1997,trong tổng lực lượng lao động thì số người chưa biết chữ chiếm 5,1%,chưa tốt nghiệp cấp II chiếm 20,26%,đã tốt nghiệp cấp I chiếm 28,13%,đã tốt nghiệp cấp II chiếm 32,37%,đã tốt nghiệp cấp III chiếm 14,1.
So sánh giữa thành thị và nông thôn ,lực lương lao động ở thành thị có trình độ học vấn cao hơn hẳn ở nông thôn.Lực lượng lao động ở thành thị đã tốt nghiệp cấp II và cấp III chiếm 61,85%,còn tỷ lệ chung của toàn quốc là 46,51%,ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ chiếm 42,62%.Thêm vào đó ,tỷ lệ người chưa biết chữ trong lực lượng lao động ở nông thôn lên tới 22,14%,gấp đôi khu vực thành thị .Mức chênh lệch về trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng lớn.
So sánh giũa lực lượng lao động nam và lao động nữ thì trình độ học vấn của nam t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status