Vấn đề nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua và các biện pháp hoàn thiện nghiên cứu thị trường - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Vấn đề nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua và các biện pháp hoàn thiện nghiên cứu thị trường



 
I- SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. 1
1. Khái niệm đặc trưng của thị trường. 1
a. Khái niệm về thị trường 1
b. Đặc trưng về thị trường. 2
2. Vai trò và chức năng cơ bản của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4
3. Quy luật và phạm trù của thị trường: 6
4. Phân loại thị trường 8
5. Những bộ phận cấu thành thị trường. 12
II- VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở DOANH NGHIỆP NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA VÀ CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG. 14
KẾT LUẬN 17
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i cũng là lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội và các hình thái kinh tế xã hội. Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự phát triển đó, nền sản xuất xã hội đều phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản.
- Sản xuất cái gì? Bao nhiêu?
- Sản xuất bằng cách nào?
- Phân phối sản phẩm cho ai?
Có nhiều cách giải quyết các vấn đề này, trong đó có hai cách cơ bản là kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc và kinh tế hàng hoá với giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường.
Nền kinh tế hàng hoá sản xuất ra sản phẩm không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra hàng hoá đó mà để trao đổi nhằm thoả mãn nhu cầu người mua. Hay nói cách khác nền sản xuất hàng hoá ra sản phẩm chủ yếu là để trao đổi trên thị trường. Vì vậy loại sản phẩm, sản lượng suy cho cùng do người mua quyết định, việc phân phối sản phẩm là thông qua quan hệ thị trường. Vậy thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá, thì ở đó có thị trường. Trong hệ thống lý luận kinh tế, người ta đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về thị trường.
Có khái niệm cho rằng: “Thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá” hay “thị trường là toàn bộ các quan hệ lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ” hay theo Các Mác: “Thị trường được coi là lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là nơi gặp gỡ của cung - cầu, là toàn bộ nhu cầu có khả năng thanh toán”...
Các khái niệm về thị trường được miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau, song điều cơ bản xét sự hình thành của thị trường đòi hỏi phải có:
- Đối tượng trao đổi: Sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.
- Đối tượng tham gia trao đổi: Bên bán và bên mua.
- Điều kiện thực hiện trao đổi: Khả năng thanh toán.
Theo đó ta thấy, điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra nơi trao đổi, tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của những sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định cung ứng ra thị trường. Còn đối với người tiêu dùng, họ phải quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng, thoả mãn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
Do vậy, từ nội dung nên trên ta có thể đưa ra định nghĩa tổng quát về thị trường như sau:
“Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể”
b. Đặc trưng về thị trường.
Vì thị trường là nơi mà người bán và người mua tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết. Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
+ Phải sản xuất loại hàng hoá gì ? cho ai ?
+ Số lượng bao nhiêu.
+ Mẫu mã, kiểu cách , chất lượng như thế nào ?
Để trả lời các câu hỏi này một cách chính xác thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và hoạch định ra các chiến lược dựa trên kết quả đã nghiên cứu được .
- Trên thị trường mọi người đều mong muốn đạt được lợi ích cá nhân cao nhất mà chi phí thấp nhất.
- Trên thị trường luôn có cạnh tranh, đó chính là động lực thúc đẩy, kích thích các thành viên trong thị trường luôn luôn thích nghi và phát triển của kinh tế xã hội.
- Thị trường luôn đổi mới và tăng trưởng thường xuyên. Do cạnh tranh dẫn đến sự thay đổi về sản phẩm và cách phục vụ văn minh. Do đó các cách tổ chức hoạt động kinh doanh trong thị trường cũng phải luôn luôn đổi mới để thích nghi với nó.
- Các cá nhân và tổ chức kinh doanh được tự do gia nhập thị trường và tự rút khỏi thị trường.
- Các đơn vị kinh doanh được độc lập đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của mình.
- Trên thị trường luôn có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận cũng như các rủi ro cho các doanh nhân.
Thị trường của các doanh nhân luôn có xu hướng độc quyền và khủng hoảng.
Từ đây cho ta thấy rằng: Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí, trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống qui luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả sẽ làm cho nền kinh tế khó phát triển.
2. Vai trò và chức năng cơ bản của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Vai trò.
Trong sản xuất kinh doanh, thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và là một yếu tố quan trọng đối với quản lý của Nhà nước.
Thị trường là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất do quá trình hàng hoá bao gồm sản xuất, phân phối trao đổi và tiêu dùng thị trường là chiếc “cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường chỉ mất đi khi sản xuất hàng hoá không còn.
Mục đích của sản xuất kinh doanh hàng hoá là bán được hàng và thu được lợi nhuận cao dựa trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và hoạt động này chỉ có thể thực hiện được trên thị trường. Do vậy, thị trường là sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp, là môi trường sống của họ. Bán được hàng hóa nhanh sẽ tạo ra khả năng quay vồng vốn và lợi nhuận cao nên hoạt động bán được coi là bước nhảy nguy hiểm chết người. Do vậy, còn thị trường mới còn sản xuất, nếu mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên tự cung tự cấp, tự túc để tạo thành thể thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá liên hệ mật thiết với nhau. Chuyển kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá.
Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ căn cứ vào cung - cầu, giá cả thị trường để hoạch định các kế hoạch, chính sách, chiến lược đúng đắn trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thị trường giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được thực lực của đối thủ cạnh tranh để từ đó có đối sách thích hợp. Hơn nữa thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng đúng đắn và tiết kiệm những nguồn lực lao động để kinh doanh có hiệu qủa nhất đạt mục tiêu đề ra.
Thị trường là nơi kiểm nghiệm về sản phẩm ngành hàng sản xuất và kinh doanh. Thị trường cũng phản ánh tình hình sản xuất giống như “ phong vũ biểu” do thời tiết, thị trường cho biết hiện trong kinh doanh. Nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ và trình độ của sản xuất kinh doanh. Trong quản lý kinh tế, thị trường là đánh giá và chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách và biện pháp kinh tế của Đảng và Nhà nước, các nhà sản xuất, các quan hệ xã hội.
b. Chức năng của thị tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status