Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Việt Nam - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 4
1.1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 4
1.1.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 5
1.2. Nội dung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 8
1.2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 8
1.2.2. Xây dựng quan điểm và chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp: 9
1.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo: 10
1.2.4. Quản lý và bố trí sử dụng lao động sau đào tạo: 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 20
1.3.1. Yếu tố bên ngoài: 20
1.3.2. Yếu tố bên trong: 22
1.4. Xu hướng hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 25
1.4.1. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 25
1.4.2. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 26
1.4.3. Hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc: 27
1.4.4. Hướng tới tính chuyên nghiệp: 28
1.4.5. Nâng cao năng lực của bộ máy, đội ngũ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 28
1.4.6. Tăng chi phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 29
1.4.7. Kết hợp đào tạo trong và ngoài doanh nghiệp: 29
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM 30
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam và những đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 30
2.1.1. Tổng quan về Công ty: 30
3.2.2. Đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 39
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty: 42
2.2.1. Bộ máy làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 42
2.2.2. Quan điểm và chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 43
2.2.3. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 43
2.3. Đánh giá chung về Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty: 54
2.3.1. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cơ điện và Xây dựng Việt Nam: 54
2.3.2. Những thành tựu đạt được trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 57
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân: 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM. 64
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực: 64
3.1.1. Phân tích Công ty theo mô hình SWOT: 64
3.1.2. Phương hướng phát triển của Công ty: 66
3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực: 67
3.2. Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty: 67
3.2.1. Áp dụng các phương pháp hợp lý xác định được đúng nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty: 67
3.2.2. Đa dạng hoá các chương trình đào tạo và phát triển: 71
3.2.3. Hoàn thiện đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: 72
3.2.4. Xây dựng nguồn kinh phí cho đào tào: 73
3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 74
3.2.6. Hoàn thiện công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 74
3.2.7. Thực hiện liên kết với các trường Đại học, cơ sở đào tạo nghề để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải dựa vào một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mình - nguồn nhân lực. Song làm gì để có được một đội ngũ lao động số lượng đủ, chất lượng tốt thì đó mới là điều quan trọng. Một hoạt động có ảnh hưởng rất lớn tới cả chất và lượng của đội ngũ lao động trong mỗi doanh nghiệp đó là hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Để tồn tại và đứng vững, doanh nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng cao, tay nghề vững. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải được nâng cao theo sự phát triển của doanh nghiệp và khoa học kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Việc nâng cao trình độ của người lao động không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng. Đáp ứng mục tiêu đó, công tác đào tạo cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Việc xác định ai cần được đào tạo? Những công việc nào cần đào tạo lao động? Nội dung chương trình đào tạo ra sao? Làm thế nào để xây dựng một chương trình đào tạo? là vấn đề cần được quan tâm để công tác đào tạo đạt kết quả cao và góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam là một công ty xây dựng đang ngày càng phát triển bên cạnh rất nhiều công ty xây dựng lớn mạnh khác của Việt Nam. Với mục đích làm cho công ty hoạt động hiệu quả hơn, một chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty là rất cần thiết. Vì vậy, em chọn đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Hệ thống hoá lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu đánh giá thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.
Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2005 – 2007, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2008 -2015.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. Các phương pháp cụ thể đó là: phương pháp phân tích và tổng hợp, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu so sánh, quan sát và phỏng vấn sâu.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Chương II: Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt. Đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những bùng nổ này đã tác động mạnh đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong các doanh nghiệp tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về kinh tế xã hội. Đào tạo được xem như là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Giờ đây, chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có thể tăng vốn đầu tư, mua máy móc thiết bị mới… nhưng thiếu nguồn lực con người thì vốn đầu tư hoạt động không hiệu quả, máy móc thiết bị chỉ là những khối vô tri không tự sản xuất được, không thể nghĩ ra sản phẩm mới, không thể xây dựng chiến lược kinh doanh… Thực tế đã chứng minh, đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Vậy trước tiên ta tìm hiểu xem phát triển, đào tạo, giáo dục là gì.
Phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập do doanh nghiệp tổ chức nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức mới và kỹ năng nghề nghiệp giúp cho họ có những thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của công việc và doanh nghiệp đề ra. Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai.



7v93pU6U2AVQgwZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status