Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp cho vấn đề đó - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp cho vấn đề đó



 Trình tự xác định các tiêu chí đánh giá trình độ CNH, HĐH có thể tham khảo
phương pháp luận xây dựng các chỉ tiêu xã hội đã được sử dụng ở các nước : xuất phát từ mục tiêu phát triển cần đạt tới (ở đây là mục tiêu CNH, HĐH), xác định những thứ nguyên (chiều đo) của bài toán, cũng là những nhánh tương ứng với những đặc trưng CNH ở nước ta và từ mỗi nhánh đó lựa chọn những tham số hay chỉ tiêu bằng số có thể diễn đạt một cách định lượng mức độ đạt được của các tham số dặc trưng trên. Đối chiếu với tình hình của nước ta, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá cần bảo đảm:
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h tế tri thức. Từ những nét trên đây, có thể thấy nội dung cốt lõi về kinh tế của CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
(1) Đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững;
(2) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ;
(3) Nắm bắt tri thức và công nghệ mới nhất để hiện đại hoá nông nghiệp và các ngành kinh tế hiện có;
(4) Phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ;
(5) Không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam
Bối cảnh trong nước và quốc tế ngày nay hàm chứa nhiều thuận lợi
nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn này tồn tại đan xen với nhau, có thể chuyển hóa cho nhau. Việc phân định một cách tương đối và nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định mục tiêu, nội dung và phương pháp tiến hành CNH, HĐH cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ trong thực tế. Về đại thể, những thuận lợi và khó khăn được khái quát hóa ở một số điểm sau đây:
2.1 Thuận lợi
- Thứ nhất: Sau 20 năm đổi mới, thế và lực kinh tế của nước ta đã thay đổi mạnh mẽ, thể hiện ở những cái “mới” như:
+ Cấu trúc kinh tế mới: Cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và chức năng mới của Nhà nước, xã hội năng động hơn, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế- xã hội được kết nối chặt chẽ hơn.
+ Tiềm lực kinh tế mới: GDP tăng trưởng với tốc độ khá cao liên tục trong nhiều năm, với cơ cấu ngành biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
+ Thế phát triển mới: Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế, quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng, đã gia nhập ASEAN, ASEM, APEC, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ và đang nỗ lực gia nhập WTO, v.v.
+ Động lực mới: Xuất hiện những động lực phát triển mới mạnh mẽ:
cạnh tranh thị trường, sự mở rộng các cơ hội, sức mạnh của tinh thần dân tộc trong cuộc đua tranh phát triển.
+ Lực lượng- chủ thể phát triển mới: Năng lực của các chủ thể phát triển (Nhà nước, nhân dân, doanh gia, đội ngũ trí thức và quản trị) được nâng cao. Các yếu tố bên ngoài (vốn, công nghệ- kỹ thuật, tri thức, thị trường...trở thành lực lượng thúc đẩy phát triển quan trọng.
- Thứ hai: Bối cảnh quốc tế với những xu hướng ưu trội bao gồm (i) toàn cầu hoá kinh tế, (ii) phát triển kinh tế tri thức, và (iii) hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang theo đuổi thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Việc tham gia vào các quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác song phương và đa phương, hợp tác khu vực và quốc tế của nước ta góp phần phát huy hữu hiệu lợi thế so sánh của đất nước, thu hút được những nguồn lực dồi dào về vốn, công nghệ, tri thức, kỹ năng,… của thế giới cho công cuộc CNH, HĐH. Bên cạnh đó, việc tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế cũng tạo động lực cho việc đẩy mạnh những cải cách trong nước theo hướng hiện đại, phù hợp với khung khổ chung của quốc tế.
- Thứ ba: Là một nước tiến hành CNH muộn, Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế của “nước đi sau”. Bên cạnh việc thu hút những nguồn lực vật chất và trí tuệ quan trọng như nêu trên, các nước đi sau như Việt Nam còn có thể học hỏi kinh nghiệm phong phú về CNH, HĐH của các nước đi trước. Với những kinh nghiệm đổi mới của chính bản thân mình, Việt Nam có điều kiện để học hỏi và sáng tạo liên quan đến nhiều khía cạnh của CNH, HĐH. Một lợi thế nữa của nước đi sau là nền kinh tế nước ta dễ chuyển đổi cơ cấu, vì không lệ thuộc nhiều vào những cơ sở vật chất đã có (các phí tổn không phải là quá lớn khi thay đổi những cái cũ cần thay đổi). Điều này tạo dễ dàng cho chúng ta bắt tay vào phát triển kinh tế theo các định hướng cơ cấu đã chọn lựa, bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế
- Thứ tư: Nước ta có vị trí địa kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng kinh tế năng động Đông Nam Á, thuận lợi cho việc giao lưu và hội nhập quốc tế. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng. Đặc biệt, nước ta có lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu trẻ và giá nhân công thấp, năng lực trí tuệ con người Việt Nam không thua kém các nước, tiếp thu nhanh các tri thức mới, dễ đào tạo, có khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nền tảng cho sự phát triển các khả năng sáng tạo. Những yếu tố trên tạo nên lợi thế quan trọng trong cạnh tranh quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành, những lĩnh vực hiện đại, có thể theo hướng rút ngắn.
2.2 khó khăn
- Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế chưa được đặt trên cơ sở đủ vững chắc,hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtthấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lạc hậu và còn nghiêng về hướng nội,v.v. là những đặc tính của nền kinh tế nước ta sau 20 năm đổi mới. Thể chế kinhtế thị trường định hướng XHCN ở nước ta chỉ mới đang hình thành, chưa đồngbộ và chưa vận hành tốt, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng và chưa có tínhkhuyến khích cao, v.v. Nói một cách ngắn gọn, nền kinh tế nước ta còn đangphát triển (lạc hậu, nghèo) và đang chuyển đổi (thể chế mới chưa hoàn thiệntrong khi thể chế cũ chưa hoàn toàn bị loại bỏ). Thực tế này là khó tránh khỏi đối với một quốc gia đang phát triển, có tính tạm thời và được khắc phục dần trong quá trình đổi mới, tuy nhiên nó đang là một trở ngại lớn đối với quá trình CNH, HĐH ở nước ta trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Trong đó, thách thức đặt ra là nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thứ hai: Tuy bối cảnh quốc tế thể hiện rõ ba xu thế ưu trội như nêu trên đây, song tình hình thế giới luôn luôn có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá đặt nền kinh tế đất nước trước những khó khăn do cạnh tranh gay gắt, sự dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, và những ảnh hưởng “mặt trái” khác của kiểu toàn cầu hóa hiện nay. Nếu chúng ta không có chính sách, biện pháp để hạn chế và vượt qua những khó khăn trên, thì chúng có thể có những tác động mang tính “phá huỷ” ghê gớm, kéo l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status