Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột mì - Ninh Thuận - pdf 23

Chia sẻ cho anh em Ket-noi
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất tinh bột khoai mì là một ngành thực phẩm chính ở Đông Nam Á. Công
nghiệp chế biến tinh bột khoai mì là một ngành công Nông nghiệp làm theo thời vụ, sử dụng
khoai mì làm nguyên liệu chính. Tinh bột khoai mì là một trong các nguồn có hàm lượng
tinh bột cao nhất, củ khoai mì chứa đến 30% hàm lượng tinh bột nhưng có hàm lượng
protein, cacbonhydrate và chất béo thấp. Đó là nguồn thức ăn cho cuộc sống con người và là
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Mì của công ty TNHH Chế Biến Nông Sản Ninh
Thuận ở tại Km 28, Quốc lộ 27, Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận nhằm phục vụ đắc lực
cho việc thúc đẩy sự Phát triển ngành nông sản, cũng như chế biến nông sản xuất khẩu,
góp phần đẩy mạnh sự Phát triển Nông nghiệp trong cả nước. Nhận thức rằng thị trường
tinh bột ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất ngày càng tăng của
các ngành sản xuất bánh kẹo, bột ngọt…. Trước tình hình đó việc Đầu tư Xây dựng một Nhà
Máy Chế Biến Tinh Bột Mì là hết sức cần thiết là đúng đắn. Việc Đầu tư Xây dựng Nhà
Máy Chế Biến Tinh Bột Mì, bên cạnh những lợi ích kinh tế, Xã hội mà dự án đem lại tất
sẽ nảy sinh những vấn đề về mặt môi trường, trong đó việc ô nhiễm nước thải tinh bột mì
đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết tại đây, nước thải tinh bột mì đang gây hại
đến trực tiếp môi trường sống, ảnh hưởng đến Sức khỏe của người dân sống xung quanh.
Qua khảo sát thực tại cho thấy:
• Nước thải có mùi chua, hôi khi thải ra trực tiếp ngoài sông suối rất nguy
hiểm.
• Nước thải chưa được xử lý thải vào các đồng ruộng giảm năng suất cây
trồng, gây chết thủy sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản.
• Đặc biệt nhà máy Chế Biến Tinh Bột Mì nằm gần cầu Tân Mỹ trên sông
Cái, đây là nguồn cấp nước chủ yếu cho nhà máy cấp nước tỉnh Ninh Thuận, cấp
nước sinh hoạt cho 2/3 Thị Xã Phan Rang – Tháp Chàm, đồng thời phục vụ cho
tưới tiêu cho gần như cả tỉnh Ninh Thuận. Đây là đặc điểm cực kỳ quan trọng, có
tính xung yếu về vị trí Địa lý của con sông, nếu nó bị ô nhiễm, đồng nghĩa với việc
nguồn cấp nước cho Thị Xã Phan Rang – Tháp Chàm và nguồn tưới tiêu cho toàn
tỉnh Ninh Thuận bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trước thực trạng trên, yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần khảo sát đánh giá mức
độ ô nhiễm từ đó tiến hành thiết kế một hệ thống xử lý nước thải để giảm thiểu ô nhiễm
do nước thải ngành tinh bột khoai mì gây ra.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Xác định lưu lượng, thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.
• Xác định hiệu quả xử lý của quá trình keo tụ, lắng của nước thải tinh bột mì
bằng mô hình Jartest.
• Thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Chế Biến Nông
Sản Ninh Thuận. Khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột mì – Ninh Thuận
SVTH: Nguyễn Tấn Vinh 2

1.3 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
• Phạm vi nghiên cứu: Nước thải nghiên cứu được lấy tại Nhà Máy Chế Biến
Tinh Bột Mì – Ninh Thuận.
• Mô hình thí nghiệm thực hiện tại khoa Công Nghệ Môi Trường - ĐH Nông
Lâm, mẫu nước thải được phân tích tại Trung Tâm Môi Trường – Đại Học Nông
Lâm.

890z7kre1560v1Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status