Thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và đề xuất giải pháp - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và đề xuất giải pháp



Mục lục
 
I. Tổng quan về công tác kế toán 4
1. Khái niệm, lịch sử ra đời kế toán trong doanh nghiệp: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Lịch sử ra đời và hình thành của kế toán: 4
2. Chức năng của hệ thống kế toán 5
3. Phân loại 5
3.1. Kế toán trong doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều cách : 5
3.2. Kế toán tài chính và kế toán quản trị : 6
4. Vai trò của công tác kế toán trong doanh nghiệp 8
4.1. Đối với doanh nghiệp: 8
4.2. Đối với Nhà nước: 9
5. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế toán trong doanh nghiệp 9
5.1. Đối tượng kế toán 9
5.2. Nhiệm vụ kế toán 10
6. Tổ chức công tác kế toán: 10
6.1. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận 11
6.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán: 11
6.3. Tổ chức vận dụng các công việc kế toán: 12
6.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế toán trong các DN 12
II. thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam 14
1. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam 14
2. Đối với ngành maymặc 15
III. Gỉai pháp 17
1. Hoàn thiện việc phân loại chi phí 17
2. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 17
3. Lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp, phục vụ kịp thời thông tin cho quản trị doanh nghiệp 18
4. Xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất 19
5. Xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 19
6. Về bản thân doanh nghiệp 20
7. Về phía nhà nước 21
Kết luận 22
Danh mục tham khảo 23
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.
Cơ sở đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán.
Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.
Cung cấp một kết quả tài chính rõ rệt không thể chối cãi được.
4.2. Đối với Nhà nước:
Theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế….
5. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế toán trong doanh nghiệp
5.1. Đối tượng kế toán
Trong điều 9 của luật kế toán quy định
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
Tiền, vật tư và tài sản cố định;
Nguồn kinh phí, quỹ;
Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
Tài sản quốc gia;
Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
Tài sản cố định, tài sản lưu động;
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có:
Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá.
Có thể nhận thấy là tất cả các đối tượng kế toán đều có thể chia làm hai nhóm lớn:
Đối tượng tài sản thì việc tiếp nhận chúng được tính theo bên Nợ, còn ghi giảm được tính theo bên Có;
Đối tượng nguồn vốn thì việc tiếp nhận chúng được tính theo bên Có, còn ghi giảm – theo bên Nợ.
Nhưng trong mỗi tài khoản kế toán có nhiều đối tượng kế toán. Và có thể xảy ra trường hợp, trong một tài khoản nào đó vừa có đối tượng kế toán tài sản, vừa có đối tượng kế toán nguồn vốn. Ví dụ, trong tài khoản 33881 «Hạch toán phải trả khác» theo cùng một đối tác có thể là nợ phải thu, còn theo đối tác khác – nợ phải trả.
5.2. Nhiệm vụ kế toán
Ở điều 5 của luật kế toán nêu rõ
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về qui mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp.
Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống nên tổ chức công tác kế toán là một trong các mặt quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức một bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình.
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học tổ chức, còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học, vừa là nghệ thuật ứng dụng để việc tổ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán bao gồm những nội dung sau đây:
• Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được qui định, các qui tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận.
• Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán.
• Tổ chức vận dụng các công việc kế toán để tập hợp phân loại, xử lí và tổng hợp các thông tin cần thiết.
• Tổ chức bộ máy kế toán.
• Tổ chức trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán.
• Tổ chức kiểm tra kế toán( hay kiểm toán).
• Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán.
6.1. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận
Là vấn đề quan trọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong doanh nghiệp. Chính sách về kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình như vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toán cần thực hiện một cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin.
6.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán:
Công tác kế toán ở bất kỳ đơn vị nào bao giờ cũng bao gồm các giai đoạn cơ bản: Lập chứng từ, ghi sổ và lập các báo cáo tài chính và quản trị. Tổ chức hệ thống chứng từ (có tính chất bắt buộc và hướng dẫn) phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý và nhanh chóng vừa đảm bảo nguồn thông tin ban đầu quan trọng, vừa là cơ sở kiểm tra và ghi sổ được nhanh chóng. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị có tác dụng quan trọng để phân loại, xử lý và tổng hợp thông tin được nhanh chóng chính xác. Dựa vào số liệu đã phản ánh trên các sổ kế toán để lập các báo cáo tài chính theo qui định chung cũng như lập các báo cáo nội bộ biểu hiện kết quả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status