Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bánh mềm Hải Châu - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bánh mềm Hải Châu



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.1. Thông tin chung về công ty 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Định hướng phát triển CTCP Bánh kẹo Hải Châu trong những năm tới 4
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 5
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty 5
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất 7
3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 7
4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp. 9
4.1. Đặc điểm về sản phẩm 9
4.2. Đặc điểm về thị trường và kênh phân phối 10
4.3. Đặc điểm về công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật 11
4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu 12
4.5. Tình hình tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực 16
4.6. Đặc điểm tài chính 17
5. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty 19
6. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động SXKD của công ty 20
6.1. Thuận lợi và nguyên nhân 20
6.2. Khó khăn và nguyên nhân 21
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MỀM HẢI CHÂU 22
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm 22
1.1.Các nhân tố bên ngoài 22
1.2. Các yếu tố bên trong 23
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của bánh mềm Hải Châu 26
2.1. Đánh giá chung tình hình tiêu thụ bánh mềm qua các năm 26
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của SP bánh mềm của công ty 30
3. Đánh giá các giải pháp mà công ty đã áp dụng 37
3.1. Giải pháp về chính sách giá cả 37
3.2. Giải pháp về đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm 38
3.3. Giải pháp về thiết kế sản phẩm 39
3.4. Giải pháp về giảm chi phí sản xuất 40
3.5. Giải pháp về xúc tiến 41
3.6. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối 42
4. Nhận xét về khả năng cạnh tranh của sản phẩm bánh mềm 42
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA BÁNH MỀM HẢI CHÂU 44
1. Ổn định và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm bánh mềm 44
2. Đa dạng hóa sản phẩm bánh mềm tạo được tính độc đáo cho sản phẩm 45
3. Phát triển mối quan hệ với nhà phân phối 45
4. Cải thiện cách phục vụ và thanh toán 46
5. Ổn định mức giá bán và xây dựng mức giá chuẩn 47
6. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 47
7. Nâng cao năng lực làm việc của lao động 48
8. Quản trị tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
LỜI KẾT LUẬN 50
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g năm qua. Vì thế giá bán các sản phẩm của Hải Châu thường thấp hơn so với các công ty khác và phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình và thấp và phần lớn ở nông thôn.
Công ty có một mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp, với các đại lý hoạt động hiệu quả. Điều đó góp phần ổn định và mở rộng thị trường, cũng như tăng doanh thu.
Một thuận lợi nữa là công ty có một bộ phận quản lý được tổ chức rõ ràng và làm việc có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản qua các trường đại học. Công ty luôn chú ý quan tâm đến người lao động như về tiền lương và các chế độ phúc lợi, đảm bảo cho người lao động an tâm làm việc với năng suất lao động cao.
Công ty luôn tổ chức cuộc thi phát huy sáng kiến: đổi mới sản phẩm, giảm giá thành, tiết kiệm nguồn lực... ngay tại các phòng ban và phân xưởng. Hoạt động này đã góp phần rất lớn vào thành công của công ty trong những năm qua.
6.2. Khó khăn và nguyên nhân
- Về thị trường và khách hàng
Thị trường ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty khác và thu nhập của khách hàng ngày càng cao nên đòi hỏi về chất lượng sản phẩm là rất cao. Đối với các sản phẩm như: Đồ ăn nhanh hay các sản phẩm bánh kẹo cao cấp thì công ty chưa làm được hay là rất ít.
Hoạt động tiếp thị và marketing của công ty còn yếu kém do đó công ty còn bỏ xót một khu vức thị trường khách hàng thu nhập cao là khá lớn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty...
- Về công nghệ
Do máy móc thiếu đồng bộ, nhiều công đoạn còn làm thủ công, vấn đề kiểm tra chất lượng còn chưa được chú ý, hệ thống kho tàng bảo quản, vận chuyển còn chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm yêu cầu, dẫn đến sản phẩm bị giảm chất lượng.
- Thị trường luôn biến động phức tạp kết hợp với khó khăn về nguồn nguyên vật liệu đầu vào làm cho sản lượng không ổn định, doanh thu bán hàng bị giảm sút.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MỀM HẢI CHÂU
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
1.1.Các nhân tố bên ngoài
1.1.1. Kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Khi đó các nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp phải quan tâm là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thật vậy tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh, gây lên cuộc chiến tranh về giá. Mức lãi suất quyết định mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu tỉ lệ lạm phát tăng cao thì việc kiểm soát giá và tiền công có thể không làm chủ được, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn…
Nhìn chung môi trường kinh tế nước ta ổn định, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đạt trên 8,4%, là điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động trong một môi trường cạch tranh lành mạnh.
1.1.2. Chính trị, pháp luật
Đây là yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến sự cạnh tranh của DN và là yếu tố đem lại cho sự cạnh tranh tính chất đặc điểm khác nhau.
Các nhân tố chính trị, pháp luật tác động đến DN theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội hay trở ngại, thậm chí rủi ro cho DN.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư, sự cạnh tranh quyết liệt hơn nhưng cũng lành mạnh hơn và đem lại sự phát triển.
Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. Đó là yếu tố tác động không nhỏ để tạo ra một hành lang pháp lý đúng đắn, rõ ràng, nghiêm minh, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Ngược lại, pháp luật lỏng lẻo, không hoàn thiện, không nghiêm minh sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, nhiều tiêu cực. VD: luật bảo vệ môi trường, quảng cáo, thuế, lao động, quy chế tuyển dụng, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp…
1.1.3. Khoa học kỹ thuật
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều DN. KHCN càng phát triển, DN càng có nhiều phương án để bố trí sản xuất, đầu tư công nghệ…tạo ra sản phẩm có chi phí thấp, chất lượng cao. Sự phát triển của công nghệ cũng ảnh hưởng tới chu kì sống của sản phẩm, dịch vụ, phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động.
1.1.4 Văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của DN, VHXH phát triển sự cạnh tranh diễn ra đa dạng, phong phú. Sự thay đổi lối sống luôn là cơ hội cho nhiều ngành sản xuất; thái độ tiêu dùng, thu nhập của dân cư, trình độ dân trí… có tác động mạnh mẽ và sẽ là thách thức đối với các nhà sản xuất.
1.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Đây là nhân tố quan trọng nhất thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của DN. Nếu đối thủ cạnh tranh càng yếu, DN có cơ hội để tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể trong môi trường ngành có tỉ suất lợi nhuận cao, mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh; tính cạnh tranh ở đây là rất mạnh mẽ. DN muốn phát triển trong môi trường ngành có sự cạnh tranh cao như vậy thì DN phải đưa ra những chiến lược cạnh tranh đúng đắn, thích hợp, bất kỳ sự sai lầm nào cũng có thể dẫn đến sự thất bại của DN. Tình trạng cầu của một ngành là yếu tố quyết định khác về tính cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành. Thông thường khi cầu sản phẩm tăng cao tạo cho DN cơ hội lớn để mở rộng hoạt động, ngược lại khi cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các DN giữ được thị phần đã chiếm lĩnh, để mất thị trường là điều khó tránh khỏi với các DN không có khả năng cạnh tranh.
1.2. Các yếu tố bên trong
1.2.1. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó, cụ thể được thể hiện trên một số mặt chính sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh có điều kiện để đầu tư công nghệ hiện đại có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đem lại khả năng cạnh tranh cao hơn cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hàm lượng vốn ít do đó việc đầu tư cho công nghệ còn hạn chế làm giảm đi sức cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ hai, doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuê được lao động giỏi, có chất lượng với mức thù lao hấp dẫn, có thể đảm bảo được công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status