Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam. Tìm hiểu một xã ngoại thành Hà Nội xem có bao nhiêu loại đất - pdf 23

Download miễn phí Tiểu luận Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam. Tìm hiểu một xã ngoại thành Hà Nội xem có bao nhiêu loại đất



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
Phần I- Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam 2
I/ Đất nông nghiệp. 2
1/ Khái niệm đất nông nghiệp. 2
2/ Chế độ sử dụng đất nông nghiệp. 2
3/ Đối tượng được giao đất nông nghiệp 2
4/ Thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, thời hạn sử dụng đất 3
II/ Đất lâm nghiệp. 3
1/ Khái niệm. 3
2/ Chế độ quản lý đất lâm nghiệp. 3
3/ Đối tượng được giao đất lâm nghiệp : 3
4/ Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp và xác lập các khu rừng. 4
III/ đất khu dân cư nông thôn 4
1/ Khái niệm đất khu dân cư nông thôn. 4
2- Đối tượng giao đất ở trong khu dân cư nông thôn. 5
3- Thẩm quyền giao đất 5
Iv/ đất đô thị. 5
2. Khái niệm đất đô thị. 6
3- Đặc điểm đất đô thị. 6
4/ Chế độ quản lý và sử dụng đất ở, nhà ở tại đô thị. 6
5/ Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở. 7
V/ Đất chuyên dùng 7
1/ Khái niệm (Theo điều 62 luật đất đai) 7
2- Chế độ quản lý và sử dụng đất chuyên dùng. 7
VI/ Đất chưa sử dụng. 9
1- Khái niệm đất chưa sử dụng. 9
2- Đặc điểm của đất chưa sử dụng. 10
Phần II- Các loại đất ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm - Hà Nội. 10
1/ Đất nông nghiệp 10
2/ Đất chuyên dùng. 11
3/ Đất khu dân cư nông thôn. 11
4/ Đất chưa sử dụng. 11
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.Là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng có sự quản lý của nhà nước toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp luật , đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Chế độ pháp lý đất đai của nhà nước với mỗi thời kì đều có sắc thái khác nhau.
Cho đến nay thì chúng ta có một hệ thống chính sách pháp luật về đất đai tương đối đầy đủ và toàn diện, là công cụ để Nhà nước thiết lập mối quan hệ của mình với mọi tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình. Sử dụng đất đai là một vấn đề nhiều người rất quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay, chính vì thế mà em chọn đề tài: “ Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam. Tìm hiểu một xã ngoại thành Hà Nội xem có bao nhiêu loại đất” để phân tích và tìm hiểu rõ hơn về nó. Bài tiểu luận của em gồm các phần chính sau:
Phần I: Phân loại đất đai theo luật đất đai Việt Nam.
Phần II: Các loại đất ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm ở Hà Nội
Trong tiểu luận này em không tránh khỏi thiếu sót, kiến thức của em còn hạn chế . Kính mong thầy cô góp ý kiến bổ sung để các bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau. Em Thank các thầy, cô đã giúp em hoàn thành tốt tiểu luận này.
Nội dung
phần I
Phân loại đất đai theo luật đất đai việt nam
Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật một bộ phận pháp luật bao gồm: toàn bộ quy định pháp luật điểu chỉnh các quan hệ đất đai. Các quan hệ này hình thành trong quá trình Nhà nước quản lý đất đai, quá trình chiếm hữu sử dụng, định đọat số phận pháp lý của đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, đảm bảo lời ích của toàn dân và của người chiếm hữu, sử dụng đất.
I/ Đất nông nghiệp.
1/ Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm thí nhiệm vào việc nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
2/ Chế độ sử dụng đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác, phải được cải tạo, bồi bổ tăng độ màu mỡ cho đất. Bảo đảm cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất, được cấp đất không phải trả tiền.
3/ Đối tượng được giao đất nông nghiệp
Đối tượng được giao đất sử dụng ổn định và lâu dài, là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương kể cả người đang làm nghĩa vụ quân sự. Những người sống chính bằng nghề nông, cư trú tại địa phương chưa có hộ khẩu thường trú, xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển đi làm việc ở nơi khác nay trở về làm nông nghiệp, cán bộ công nhân viên chức nghỉ mất sức hay giảm biên chế, cán bộ viên chức bộ đội về hưu mà còn khả năng sản xuất tại địa phương, con cán bộ công nhân viên chức nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
4/ Thẩm quyền giao đất và thu hồi đất, thời hạn sử dụng đất
Thời hạn giao đất với đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, cây lâu năm là 50 năm được tính thống nhất từ ngày có hiệu lực pháp lý của luật đất đai 1993. Sau thời gian sử dụng đất vẫn có nhu cầu trong quá trình sử dụng , nếu người sử dụng đất vẫn có nhu cầu và trong quá trình sử dụng chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước giao tiếp đất đó để sử dụng
Thẩm quyền giao đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các tổ chức, do UBND huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh giao cho các hộ gia đình, các cá nhân .... Cấp nào giao đất thì cấp đó có quyền thu hồi đất.
II/ Đất lâm nghiệp.
1/ Khái niệm.
Đất lâm nghiệp là đất có rừng và đất không có rừng nhưng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp(trồng rừng, tu bổ, bảo vệ, phục hồi, nuôi duỡng rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp).
Hiện nay ở nước ta có các đất lâm nghiệp:Rừng đặc dụng,rừng phòng hộ,rừng sản xuất,rừng bảo tồn thiên nhiên.
2/ Chế độ quản lý đất lâm nghiệp.
Quản lý đất lâm nghiệp được quy về ba nội dung.
Các hoạt động điạ chính của Nhà nước đối với đất lâm nghiệp nhằm mục đích giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm vững về vốn đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.
Hoạt động giao đất cho thuê đất cho phép chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất với đất lâm nghiệp.
Hoạt động thanh tra kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất.
3/ Đối tượng được giao đất lâm nghiệp :
Các tổ chức, cá nhân được giao đất lâm nghiệp (phải sử dụng đúng mục đích trồng , cải tạo, nuôi dưỡng rừng, ... đúng pháp luật về bảo vệ phát triển rừng) : Các ban quản lý rừng, lâm trường khai thác , trồng rừng, các hợp tác xã và tổ chức có kinh doanh nghề rừng, hộ gia đình, Cá nhân.
4/ Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp và xác lập các khu rừng.
4.1. Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp.
- Giao đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho các tổ chức; do UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giao cho các hộ gia đình và cá nhân.
-Giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là lâm nghiệp thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền cấp 1ha trở xuống với đất có rừng , 2-10 ha trở xuống với đất đồi núi trọc.
4.2. Xác lập các khu rừng.
-Các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, chắn cát ven biển, bảo vệ đất đai, chống xói mòn do UBND huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh xác lập.
-Rừng sản xuất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW xác lập.
-Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cấm, quốc gia do Chính Phủ xác lập.
III/ đất khu dân cư nông thôn
1/ Khái niệm đất khu dân cư nông thôn.
Đất khu dân cư nông thôn là đất xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.
Đất ở mỗi gia đình nông thôn bao gồm đất ở để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của mỗi gia đình.
Đất ở của mỗi gia đình nông thôn bao gồm: nền nhà, sân phơi, nền đống rơm rạ, nhà bếp, nhà tắm, giếng nước, chuồng nuôi gia súc hàng rào, lối đi (đất thổ cư).
Đất khu dân cư nông thôn gồm các loại đất sau :
- Đất ở của mỗi gia đình ở nông thôn.
- Đất vườn, ao, hồ của mỗi gia đình.
- Đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích của khu dân cư như trạm y tế, nhà trẻ, trường học, hệ thống giao thông...
- Đất di tích lịch sử, văn hóa, đình chùa, thánh thất.
- Đất chưa sử dụng nằm trong khu dân cư.
- Đất nông nghiệp, lâm nghiệp được nhà nước quy định.
2- Đối tượng giao đất ở trong khu dân cư nông thôn.
Để thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước là tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng dân cư trên đất nông ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status