Những giải pháp để hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm ỏ công ty khoá Việt Tiệp - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Những giải pháp để hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm ỏ công ty khoá Việt Tiệp



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1Vai trò và đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.2Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường 5
1.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản ở doanh nghiệp sản xuất 5
1.2.1Hoạt động nghiên cứu thị trường 6
1.2.2Lập chiến lược-kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 7
1.2.2.1Lập chiến lược tiêu thụ sản phẩm 7
1.2.2.2Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 8
1.2.3Công tác định giá 9
1.2.3.1Giá cả và vai trò của chính sách giá trong tiêu thụ 9
1.2.3.2Quy trình định giá trong tiêu thụ sản phẩm 10
1.2.3.3Chính sách giá trong tiêu thụ sản phẩm 10
1.2.4Lựa chọn hình thức phân phối 11
1.2.5Tổ chức hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm 12
1.2.5.1Dịch vụ gắn với sản xuất 13
1.2.5.2 Dịch vụ gắn với lưu thông hàng hoá ở doanh nghiệp 13
1.2.6Công tác tổ chức bán hàng 14
1.2.6.1 Những yêu cầu của công tác bán hàng ở doanh nghiệp 14
1.2.6.2Quy trình bán hàng căn bản 15
1.2.7Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản 15
1.3Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 16
1.3.1Môi trường nội bộ doanh nghiệp 16
1.3.2Môi trường tác nghiệp 18
1.3.3Nhân tố vĩ mô 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KHOÁ VIỆT TIỆP 22
2.1 Khái quát về công ty khoá Việt Tiệp 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty khoá Việt Tiệp 22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty 24
2.1.4 Lực lượng lao động 25
2.1.5.1 Máy móc thiết bị 27
2.1.5.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 28
2.1.6 Sản phẩm và thị trường 29
2.1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 34
2.2 Thực trạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá Việt Tiệp 36
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 36
2.2.2 Hoạt động hoạch định chiến lược- lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 36
2.2.3 Thực trạng thiết kế và tổ chức kênh phân phối 38
2.2.3 Công tác định giá 38
2.2.5 Tổ chức hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm 40
2.2.6 Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm 42
2.3 Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 43
2.3.1 Kết quả theo nhóm sản phẩm chính 43
2.3.2 Kết quả theo thị trường 44
2.4 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 45
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 46
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu công ty trong thời gian tới 46
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm 48
3.2.1 Nhóm giải pháp về nghiên cứu thị trường 48
3.3.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm 49
3.2.3 Nhóm giải pháp về giá 51
3.2.4 Nhóm giải pháp về công tác lập chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh 52
3.2.5 Nhóm giải pháp về xúc tiến 54
3.2.6 Nhóm giải pháp về nhân lực 55
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng.
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phải hướng đến để thoả mãn nhu cầu của họ và đồng thời khách hàng cũng là người trả lương cho doanh nghiệp. Bởi vậy khách hàng có ảnh hướng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm của khách hàng trên thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược tiêu thụ, chính sách giá phù hợp, đồng thời tổ chức tốt công tác dịch vụ khách hàng, cũng như công tác bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng. Như vậy hiệu quả tiêu thụ sẽ cao. Khi khách hàng được thoả mãn cả chuỗi nhu cầu khách hàng sẽ hài long và trung thành với doanh nghiệp và điều đó sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu giống nhau của khách hàng. Khi có sản phẩm thay thế thì hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh cả với những sản phẩm thay thế này. Nếu sản phẩm này được tung ra thị trường mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng giá cả lại phù hợp thì điều đó có thể làm tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chậm lại, sau đó nó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp không có những chính sách tiêu thụ tốt có thể bị thay thế hoàn toàn tức doanh nghiệp bị đánh bật khỏi thị trường.
Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ nhưng nếu các nhà cung ứng vật tư cung ứng vật tư chậm cho doanh nghiệp làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó làm ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm được đưa vào tiêu thụ. Nếu không thoả mãn kịp thời nhu cầu khách hàng sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp mới tham gia vào sản xuất kinh doanh. Họ đưa vào khai thác những năng lực sản xuất kinh doanh mới mong muốn dành được thị phần và khách hàng trên thị trường. Sự ra nhập ngành của họ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Hơn nữa vì họ là những doanh nghiệp mới nên doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết về ọo nên rất khó đối phó.
Nhân tố vĩ mô
Môi trương vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh và ngành kinh daonh. Môi trường vĩ mô là môi trường đa yếu tố. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp một cách đọc lập hay trong mối liên kết với các yếu tố khác. Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố sau: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và pháp luật, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố văn hoá xã hội, yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên, yếu tố quốc tế.
Yế tố kinh tế có tác động vô cùng to lớn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Nếu nền kinh tế mà phát triển thì đồng nghĩa với thu nhập của người tiêu dùng tăng và từ đó nhu cầu cũng tăng đó là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Yếu tố chính trị và pháp luật cũng có ảnh hưởng rât lớn đến hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp. Nếu chính tri có ổn định thì doanh nghiệp có điều kiện ổn định sản xuất kinh doanh như vậy mới có sản phẩm để tiêu thụ. Và khách hàng mới có tâm lý để mua bán. Pháp luật cũng vậy, nếu mặt hàng của doanh nghiệp mà nằm trong diện hạn chế kinh doanh thì việc tiêu thụ sẽ rất khó khăn.
Yếu tố khoa học – công nghiệ thì ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sống của sản phẩm nên ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Khoa học công nghệ phát triển nhanh làm cho sản phẩm có chu kỳ sống ngắn nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ rất khó khăn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KHOÁ VIỆT TIỆP
2.1 Khái quát về công ty khoá Việt Tiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty khoá Việt Tiệp
Công ty khoá Việp Tiệp là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty đầu tư phát triển đô thị. Thành lập 17-04-1974 (do uỷ ban nhân dân thành phố quản lý) với tên gọi là xí nghiệp khoá Việt Tiệp khoá Hà Nội. Đổi tên thành xí nghiệp khoá Việt Tiệp theo quyết đinh số: 2842/QĐ-UB, ngày 16-11-1992 của thành phố Hà Nội và đến ngày 13-09-1994 thì đổi thành công ty khoá Việt Tiệp theo quyết định số: 2006/QĐ của UBND thành phố Hà Nội.
Trụ sở chính của công ty đặt trên địa bàn : Khối 6- Thị trấn Đông Anh-Hà Nội. Công ty có các chi nhánh giới thiệu và bán sản phẩm tại thành phố lớn:
Số 7 Thuốc Bắc-Hà Nội
Số 37 Hàng Điếu-Hà Nội
Số 138 F Nguyễn Tri Phương- Phường 9, Quận 5-TP Hồ Chí Minh
Số 48 Nguyễn Tri Phương- Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê-TP Đà Nẵng
Ngoài ra công ty còn có rất nhiều đại lý trên khắp các tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước.
Từ năm 1989, khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, công ty khoá Việt Tiệp gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng đứng bên bờ vực thẳm: Mẫu mã sản phẩm xấu, chủng loại ít không còn phù hợp với tình hình hiện tại, sản phẩm ứ đọng, tồn kho không tiêu thụ được, đời sống việc làm của người lao đọng có nguy cơ bế tắc.
Trong bối cảnh đó, quán triệt tinh thần nghị quyết TW6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lãnh đạo công ty đã bàn bạc và xác định hướng đi mới sẵn sàng huỷ bỏ cái cũ không còn phù hợp, tập trung đầu tư xây dựng cái mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và dẫn dắt đưa công ty sống lại. Bước sang năm1990, đã có thị trường xuất khẩu sang Liên Xô cũ, Angiểia, Lào, Campuchia. Từ đó đến nay công ty khoá Việt Tiệp đã có mặt trên thị trường Châu Phi, Châu Mỹ, và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Từ năm 1992 đến nay công ty liên tục đầu tư, đổi mới có chọn lọc những trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại khóa có chất lượng cao. Các máy móc thiết bị nhậptừ Cộng Hoà Sécm, Đài Loan, Italia, các loại vật tư nhập từ Đài Loan, Liên Bang Nga, Hàn Quốc… Mỗi năm đầu tư bình quân 2 tỷ VNĐ. Năm 1999 đầu tư 10 tỷ VNĐ để mở rộng sản xuất, xây dựng thêm 4 xưởng mới, trang bị dây truyền sản xuất hàng kin khí và một số loại khóa đặc chủng nhằm nâng cao sản lượng 5 triệu khoá 1 năm.
Năm 1994 sản lượng của công ty đạt công suất thiết kế là 1,1 triệu sản phẩm một năm với 20 loại khoá khác nhau, đến năm 1999 công ty sản xuất được 3 triệu khoá một năm, sản lượng tăng 3 lần so với công suất thiết kế, chủng loại sản phẩm tăng 6 lần so với ban đầu.
Các loại khoá của công ty được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất lượng, được người tiêu dùng trong nước mến mộ. Khoá Việt Tiệp được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao 6 năm liền từ 1997-2002. Được Bộ Khoa Học Công NGhệ và Môi Trường trao tặng giải bạc giải thưởng chất lượng Việt Nam 2 năm 1997-1998 và giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam năm 1999. Ngoài ra khoá Việt Tiệp còn được thường nhiều huy chương vàng, bạc tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam và nhiều hội ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status