Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI



MỤC LỤC
Trang
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1.1. Sự cần thiết của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1.1. Khái niệm hàng hoá và hoạt động kinh doanh thương mại 3
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 4
1.1.3.1. Ý nghĩa 4
1.1.3.2. Nhiệm vụ 5
1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 6
1.2.1. Các cách bán hàng 6
1.2.1.1. cách bán buôn hàng hoá 6
1.2.1.2. cách bán hàng đại lí, kí gửi 7
1.2.1.3. cách bán lẻ 7
1.2.1.4. cách bán hàng trả góp 8
1.2.2. Các cách xác định giá mua hàng xuất bán 8
1.2.2.1. Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ 8
1.2.2.2. Phương pháp giá thực tế đích danh 8
1.2.2.3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) 9
1.2.2.4. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) 9
1.2.2.5. Phương pháp giá hạch toán 9
1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 10
1.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng 12
1.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 16
1.2.5.1. Chiết khấu thương mại 16
1.2.5.2. Giảm giá hàng bán 17
1.2.5.3. Hàng bán bị trả lại 17
1.2.5.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 17
1.2.6. Kế toán chi phí lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp 18
1.2.6.1. Kế toán chi phí thu mua hàng hoá 18
1.2.6.2. Kế toán chi phí bán hàng 19
1.2.6.3. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 20
1.2.7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 22
1.2.7.1. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 22
1.2.7.2. Phương pháp kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 23
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TSI 25
2.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Công ty 27
2.1.2.1. Mô hình quản lí theo kiểu chức năng 27
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 28
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lí 30
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 31
2.1.3.1. Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh 31
2.1.3.2. Đặc điểm mua hàng, bán hàng 32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 34
2.1.4.1. Bộ máy kế toán tập trung 34
2.1.4.2. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và các phòng ban khác 37
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 37
2.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán 37
2.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán 39
2.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán 39
2.1.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán 41
2.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI 42
2.2.1. Đặc điểm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty 42
2.2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty 43
2.2.2.1. Các cách tiêu thụ hàng hoá và thủ tục chứng từ 43
2.2.2.2. Tính giá mua của hàng xuất bán 44
2.2.2.3. Kế toán giá vốn hàng hoá tiêu thụ 48
2.2.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng 55
2.2.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 62
2.2.2.6. Kế toán thanh toán với khách hàng 63
2.2.3. Kế toán chi phí lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp 69
2.2.3.1. Kế toán chi phí mua hàng 69
2.2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp 69
2.2.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 72
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TSI 74
3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI 74
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 74
3.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện 75
3.2. Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI 76
3.2.1. Những ưu điểm 76
3.2.2. Những tồn tại 80
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán b án h àng và xác định kết bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ công nghệ thông tin - TSI 82
3.3.1. Chi phí mua hàng và phân bổ chi phí mua hàng 82
3.3.2. Chiết khấu thương mại 83
3.3.3. Các khoản dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho 84
3.3.4. Hạch toán các khoản thanh toán với khách hàng 87
3.3.5. Đa dạng hoá cách bán hàng 88
3.3.6. Về sổ kế toán 89
3.3.7. Về tin học kế toán 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 93
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tổ chức công tác kế toán của Công ty
2.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán vừa là một bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Là doanh nghiệp thương mại có nhiều đặc điểm, yêu cầu khác nhau song đều nằm trong hệ thống thống nhất của trao đổi hàng hoá. Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu quản lí, nhất là trong quan hệ về ngoại thương, quan hệ thanh toán với ngân hàng, ngân sách, các nghiệp vụ về trao đổi hàng hoá Công ty sử dụng hệ thống chứng từ rất đa dạng. Bên cạnh các chứng từ được áp dụng phổ biến trong cả nước theo quy định của Nhà nước, Công ty còn căn cứ vào đó ban hành các chứng từ chuyên dùng cho hoạt động kinh doanh của mình. Hai loại chứng từ đó là hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. tuỳ từng trường hợp vào từng phần hành kế toán cụ thể thì kế toán sẽ sử dụng các chứng từ kế toán cho phù hợp để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.
Với hàng tồn kho:
Phiếu nhập kho : Mẫu của công ty
Phiếu xuất kho : Mẫu của công ty
Thẻ kho : Mẫu của công ty
Với phần hành kế toán lao động tiền lương
Bảng chấm công: Mẫu số 01 - LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương và thưởng: Mẫu số 02 - LĐTL
Với phần hành kế toán tiền tệ
Phiếu thu: Mẫu của công ty
Phiếu chi: Mẫu của công ty
Giấy đề nghị tạm ứng:
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng:
Thống kê tồn quỹ: Mẫu của công ty
Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc
Phần hành kế toán tài sản cố định
Biên bản bàn giao TSCĐ: Mẫu số 01 - TSCĐ
Thẻ TSCĐ: Mẫu số 02 - TSCĐ
Biên bản thanh lí TSCĐ: Mẫu số 03 - TSCĐ
Biên bản sửa chữa TSCĐ: Mẫu số 04 - TSCĐ
Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mẫu số 05 - TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Phần hành kế toán bán hàng:
Hoá đơn giá trị gia tăng: Mẫu số 01 GTKT - 3LL
Phiếu xuất kho: Mẫu của công ty
Trong đó: Phiếu Nhập, Xuất, Thu, Chi,Thống kê tồn quỹ, Thống kê công nợ,Thống kê hàng tồn kho, được lập và in ra từ phần mềm AT- Soft của công ty.
Các chứng từ này được luân chuyển theo một trình tự như sau: Các chứng từ bên ngoài được tập hợp từ các phòng ban sau khi được Giám đốc Công ty kiểm tra và kí duyệt sẽ được chuyển lên cho các kế toán phần hành kiểm tra và xin chữ kí của Kế toán trưởng rồi từ đó lập các chứng từ đặc trưng cho từng phần hành kế toán của mình. Và từ đó làm căn cứ để ghi vào chứng từ ghi sổ và các sổ sách tổng hợp liên quan. Có thể khái quát quy trình luân chuyển chung của Công ty theo sơ đồ sau đây:
Tập hợp chứng từ
Phân loại chứng từ
Nhân viên các phòng ban
Kế toán phần hành
Kiểm tra, kí duyệt
Giám đốc Công ty
Lập chứng từ ghi sổ đặc trưng cho mỗi phần hành
Kế toán trưởng
Kiểm tra, kí duyệt
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết phần hành đó
Kế toán phần hành
Ghi sổ kế toán tổng hợp
Báo cáo kế toán
Kế toán tổng hợp
Bảo quản lưu trữ
Sơ đồ 2.3 – Quy trình luân chuyển chứng từ chung
2.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để theo dõi và phản ánh tình hình và sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng khoản nợ phải thu, phải trả. Để cung cấp đầy đủ thông tin quản lí, Công ty dùng nhiều tài khoản khác nhau để phản ánh các chỉ tiêu cần thiết. Căn cứ vào điều kiện kinh doanh, quy mô, vào loại hình hoạt động và sở hữu của mình, trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, Công ty lựa chọn các tài khoản thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán. Một số tài khoản chi tiết được mở theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp như tài khoản công nợ được mở chi tiết theo từng đối tượng công nợ. Những tài khoản được lựa chọn để vận dụng này tạo thành hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản đó được trình bày trong phụ lục.
2.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán là phương tiện để ghi chép có hệ thống thông tin kế toán trên cơ sở chứng từ gốc, chứng từ kế toán khác sau khi đã được kiểm tra các thông tin trên chứng từ đó. Quá trình ghi sổ kế toán cung cấp các thông tin cần quản lí về một đối tượng như thu chi tiền mặt, nhập xuất hàng hoá, tăng giảm tài sản cố định, doanh thu bán hàng, chi phí cho hoạt động quản lí và bán hàng mà bản thân chứng từ kế toán không cung cấp được. Cuối kỳ dựa trên các thông tin này lập báo cáo kế toán cung cấp cho việc ra quyết định nội bộ cũng như chủ thể bên ngoài. Việc hoàn thành bộ sổ kế toán với số lượng, kết cấu cũng như phương pháp ghi chép của bộ sổ kế toán đó là một việc rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc hạch toán được hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty, hệ thống sổ kế toán tại Công ty bao gồm:
1. Sổ chi tiết hàng hoá
2. Sổ chi tiết chi phí, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 511, 632
6. Sổ quỹ tiền mặt, thẻ kho, sổ tài sản cố định, sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, bảng thống kê chi tiết công nợ
Hình thức kế toán ghi sổ là hình thức chứng từ ghi sổ:
Chứng từ kế toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.4- Quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
2.1.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Căn cứ vào báo cáo tài chính có thể tính ra được các chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với ban lãnh đạo Công ty mà còn hết sức quan trọng đối với cơ quan chủ quản và các nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
Để đáp ứng các yêu cầu đó, hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc lập các báo cáo này thuộc trách nhiệm của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo lên cấp trên.
Cuối mỗi kỳ kế toán, dựa trên việc tổng hợp các số liệu, chứng từ, sổ chi tiết từ kế toán các phần hành, kế toán tổng hợp lập các báo cáo này. Sau khi được sự phê duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc, các báo cáo này gửi lên cơ quan Thuế là Cục thuế Hà Nội. Hệ thống báo cáo tài chính đó cụ thể là:
1. Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01 - DN
2. Báo cáo kết quả kinh doanh: mẫu số B02 - DN
3. Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B09 - DN
Ngoài các báo cáo này, kế toán còn lập một số báo cáo như: bảng tài sản cố định; bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai chi tiết doanh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status