Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Toàn Thắng tại Hà Nội - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Toàn Thắng tại Hà Nội



Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Toàn Thắng áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ để kế toán bán hàng và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. Sổ kế toán của Công ty được mở vào thời điểm đầu của niên độ, dựa trên căn cứ là thực tế sổ sử dụng năm trước kết hợp sự thay đổi bổ sung trong niên độ mở sổ. Sổ được dùng trong suốt niên độ gồm 12 tháng bắt đầu từ ngày 01-01-N đến ngày 31-12-N. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các chứng từ gốc đều được phản ánh, phân loại rồi tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Quy trình kế toán bán hàng và kết quả bán hàng của công ty hiện nay được thực hiện như sau:
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác định kết quả kinh doanh
TK1422
CP chờ K/c
K/c kỳ sau
K/c lỗ về hoạt động bán hàng
Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
1.1.3. Yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Như đã khẳng định, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản có trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quả ban shàng của doanh nghiệp đó. Quản lý bán hàn là quản lý và thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế.
Yêu cầu đối với kế toán bán hàng là phải giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên tất cả các phương diện: số lượng, chất lượng… tránh hiện tượng mất mát hư hỏng hay tham ô lãng phí, kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí đồng thời phân bổ chính xác cho đúng hàng bán để xác định kết quả kinh doanh. Phải quản lý chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng yêu cầu thanh toán đúng hình thức và thời gian tránh mất mát ứ đọng vốn.
1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.4.1. Sự cần thiết của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động, tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Việc xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoà giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước tập thể và các cá nhân người lao động.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu trên kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Ghi chép đầy đủ, kịp thời sự biến động (nhập - xuất) của từng loại hàng hoá trên cả hai mặt hiện vật và giá trị.
Theo dõi, phản ánh giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập về bán hàng xác định kết quả kinh doanh thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác.
Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, đầy đủ về tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của từng loại hàng hoá phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
* Chứng từ sử dụng
Các chứng từ kế toán chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
- Hoá đơn bán hàng - Mẫu số 01/GTGT-312
- Hoá đơn giá trị gia tăng - Mẫu số 02 - VT
- Phiếu xuất kho: Mẫu số 01 - VT
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu thu, phiếu chi
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá
1.3. Các hình thức kế toán
- Nhật ký chứng từ
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký sổ cái
- Nhật ký chung
1.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
1.3.1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (điều khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số tiền trên sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
1.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
* Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi sổ nhật ký chung để vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế hoạch chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trong trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiẹp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hay cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp cho một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
* Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hay sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt, cùng kỳ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hay định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
1.3.2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính được kết hợp hay chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhật là sổ Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái là các chứng từ kế toán hay Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
1.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
* Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ nhật ký- sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được ghi trên một dòng ở cả 2 phần nhật ký và sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong 1 ngày hay định kỳ 1 đến 3 ngày.
* Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ nhật ký - sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu củ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status