Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy đến năm 2020 - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy đến năm 2020



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY 7
I . TẠI SAO PHẢI PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 7
1.Khái niệm vùng nguyên liệu giấy. 7
1.1. Khái niệm vùng nguyên liệu giấy. 7
1.2. Quan điểm xây dựng vùng nguyên liệu giấy. 7
2. Ý nghĩa của vùng nguyên liệu giấy. 8
3. Sự cần thiết phát triển vùng nguyên liệu giấy. 9
3.1.Đối với nghành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến bột giấy. 9
3.2.Đối với nghành lâm nghiệp nói chung. 10
4. Mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu giấy. 11
4.1. Mục tiêu phát triển lâu dài. 11
4.2. Muc tiêu phát triển ngắn hạn. 12
II . NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY 12
1.Vùng nguyên liệu giấy Tây Bắc. 13
1.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 13
1.2. Diện tích phát triển . 14
2. Vùng nguyên liệu giấy Đông Bắc 15
2.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 15
2.2. Diện tích phát triển . 16
3. Vùng nguyên liệu giấy trung tâm Bắc Bộ 16
3.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 16
3.2. Diện tích phát triển. 17
4. Vùng nguyên liệu giấy Bắc Trung Bộ. 18
4.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 18
4.2. Diện tích phát triển . 18
5. Vùng nguyên liệu giấy Duyên hải Trung Bộ. 19
5.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 19
5.2. Phát triển diện tích. 20
6. Vùng nguyên liệu giấy Bắc Tây Nguyên. 21
6.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng phát triển cây trồng. 21
6.2. Phát triển diện tích . 22
7. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu giấy. 23
III . QUAN HỆ GIỮA VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY 26
1. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến giấy và bột giấy. 26
2. Quan hệ giữa vùng nguyên liệu giấy và ngành công nghiệp giấy. 28 2.1. Đánh giá chung các điều kiện yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp giấy . 28
2.2. Quan hệ giữa vùng nguyên liệu giấy và ngành công nghiệp giấy. 28
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY 31
I . QUY MÔ CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY 31
1. Quy mô của vùng nguyên liệu giấy. 33
1.1.Vùng Tây Bắc 34
1.2. Vùng Đông Bắc. 35
1.3. Vùng Bắc Trung Bộ 36
1.4. Vùng nguyên liệu Trung Trung Bộ. 37
1.5. Vùng nguyên liệu Nam trung Bộ. 38
1.6. Vùng Tây Nguyên. 39
1.7. Vùng Đông Nam Bộ. 41
2. Khả năng cung cấp nguyên liệu theo vùng. 42
2.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy hiện tại. 42
2.2. Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy đến năm 2020. 42
II . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Ở VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 44
1. Các loài cây trồng làm nguyên liệu giấy. 44
2. Năng suất rừng trồng nguyên liệu 49
III . QUAN HỆ MUA BÁN CỦA CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 50
1. Trình độ công nghệ của các nhà máy chế biến giấy và bột giấy ở Việt Nam. 50
2. Quan hệ giữa nhà máy chế biến giấy và vùng nguyên liệu giấy. 55
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY ĐẾN NĂM 2020. 59
1. Chính sách về quy hoạch vùng nguyên liệu giấy. 59
3. Chính sách bảo vệ rừng nguyên liệu cây giống chống phá hoại 62
4. Chính sách hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân trong từng vùng nguyên liệu. 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 66
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nước sản xuất vì vậy mà trước đây chất lượng nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhưng đến thời diểm này thì chất lượng giấy đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, ngành công nghiệp của nước ta giấy bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (đang trong quá trình cổ phần hoá) và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào quá trình sản xuất chế biến giấy và bột giấy.
Hiện nay trong nội bộ ngành công nghiệp giấy của nước ta có sự chênh lệch trong việc sử dụng công nghệ. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ, sản xuất các sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư nhiều nên sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra các loại bột giấy trắng cao cấp, giấy viết và giấy in có chất lượng cao. Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đa số sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, sản xuất các loại giấy bao bì, giấy bao gói, giấy vệ sinh, giấy viết có chất lượng thấp vì việc đầu tư vào các nhà máy giấy đòi hỏi một chi phí khá lớn nên các doanh nghiệp tư nhân hầu hết là chưa đầu tư nhiều vào máy móc và nhà xưởng.
Công nghiệp giấy phát triển tạo nên một sự tác động lớn đối với các ngành công nghiệp khác như lâm nghiệp, hoá chất, khai thác than và điện năng. Sự tác động này có tác dụng cân đối cơ cấu của sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan , đặc biệt là ngành lâm nghiệp. Chỉ tính riêng cho ngành lâm nghiệp, khi mà đầu tư mới 1 nhà máy sản xuất bột giấy với công suất 100.000 tấn/năm tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cây nguyên liệu giấy/năm, có thể giải quyết công ăn việc làm ít nhất cho khoảng 10.000 lao động tại khu vực trồng rừng nguyên liệu giấy và khoảng 15.000 lao động các ngành kinh tế và dịch vụ khác kèm theo. Và điều đó chính là một trong những động lực thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải tổ kinh tế và xây dựng đất nước.
2. Quan hệ giữa vùng nguyên liệu giấy và ngành công nghiệp giấy.
2.1. Đánh giá chung các điều kiện yếu tố đầu vào cho phát triển ngành công nghiệp giấy
Sự phát triển của ngành công nghiệp giấy gắn liền với khả năng phát triển của các ngành nghề khác như ngành lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu giấy, ngành hoá chất cung cấp hoá chất, ngành điện và than cung cấp nhiên liệu và năng lượng…Đây là những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp giấy. Ngành điện và than cung cấp năng lượng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất trên phạm vi cả nước đã có sự phát triển nhanh chóng với sản lượng khá dồi dào phục vụ các ngành công nghiệp khác, vì vậy nên yếu tố đầu vào về năng lượng điện và than cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam nói chung đã được đảm bảo để sản xuất giấy và các ngành công nghiệp khác.
2.2. Quan hệ giữa vùng nguyên liệu giấy và ngành công nghiệp giấy.
Riêng ngành lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và các ngành chế biến lâm sản khác đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, một vấn đề khá phức tạp và nan giải vì vẫn còn nhiều tồn tại trong việc quy hoạch và phát triển, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các ngành liên quan và cần có một quy hoạch lâu dài, an toàn và vững chắc. Vì vậy, trong tất cả những yếu tố đầu vào cho công nghiệp giấy, yếu tố cung cấp nguyên liệu giấy là yếu tố được đặt lên hàng đầu, yếu tố mang tính sống còn cho ngành công nghiệp giấy. Quy hoạch ngành công nghiệp bột giấy và giấy, đặc biệt là công nghiệp sản xuất bột giấy gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu giấy. Vì vậy, khi tiến hành quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy, cần quan tâm tới khả năng và tiềm năng cung cấp nguyên liệu giấy tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên phạm vi toàn quốc để có thể quy hoạch một cách tổng thể về vấn đề nguyên liệu giấy của nước ta hiện nay.
Một trong những điều kiện cơ bản nhất để phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam nói chung và bột giấy nói riêng là nguyên liệu giấy. Trong điều kiện yếu tố cây nguyên liệu giấy không đủ cung cấp cho một nhà máy bột đủ lớn để ứng dụng công nghệ thu hồi hóa chất và công nghệ tiên tiến thì tất cả các dự án quy hoạch đầu tư sản xuất bột giấy đều không có tính khả thi. Quy hoạch ngành công nghiệp giấy Việt Nam luôn song hành với quy hoạch vùng nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, với địa hình phức tạp, khai thác và vận chuyển khó khăn, công nghệ lạc hậu, một số vùng rất khó áp dụng công nghệ thâm canh, nên năng suất cây trồng thấp, vốn đầu tư còn hạn chế, nên việc cung cấp nguyên liệu giấy để cho ngành bột giấy và chế biến giấy có những bước phát triển nhảy vọt đanng là một vấn đề cần quan tâm nhất khi mà Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ công nghiệp.
Đối với các nhà máy sản xuất giấy bao gói, bao bì công nghiệp và cáctông hòm hộp việc khai thác nguồn giấy loại trong nước đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn, góp phần giảm thiểu mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đem lại nguồn thu nhập lớn cho một bộ phận dân cư.
Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy cho sản xuất bột giấy, nếu được quy hoạch tốt và thực hiện quy hoạch một cách tích cực, nghiêm túc, khả năng cung cấp nguyên liệu thô cũng chỉ đủ sản xuất một khối lượng bột đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu sản xuất giấy. Nhu cầu bột giấy còn lại là tận dụng nguồn xơ sợi tái sinh từ giấy loại thu gom nội địa, giấy loại nhập khẩu với tỷ lệ khoảng 40-45%, số bột còn lại phải nhập khẩu khoảng 15-20%.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
I . QUY MÔ CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY
Đánh giá chung về việc xây dựng các vùng nguyên liệu giấy trong những năm qua :
Ở nước ta tại thời kỳ trước năm 1998, việc trồng rừng nguyên liệu giấy chủ yếu tập trung tại vùng trung tâm Bắc bộ do Liên hiệp các xí nghiệp Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú thực hiện theo chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển, nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Trung tâm Bắc bộ và một số đơn vị chế biến lâm sản khác của địa phương. Trong giai đoạn này, cây nguyên liệu giấy chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều. Các giống cây trồng đang trong quá trình tìm kiếm và thử nghiệm. Các biện pháp áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật để thâm canh cây trồng chưa được áp dụng nhiều nên năng suất và chất lượng rừng nguyên liệu còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Do hiệu quả trồng rừng nguyên liệu giấy chưa cao nên không thu hút nhân dân và các thành phần kinh tế khác tham gia phát triển rừng nguyên liệu giấy.
Đến thời kỳ 1999-2003, thì diện tích trồng rừng, năng suất và sản lượng khai thác hàng năm đã có những tiến bộ đáng kể, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1990-1995. Tổng công ty giấy Việt Nam đã trồng được 130.000 ha, trong đó từ 1996 đến 2003 trồng mới được gần 90.000 ha với tổng vốn đầu tư cho các dự án là khoảng 1.450 tỷ đồng. Cây trồng bằng giống mới được trồng phổ biến hơn từ năm 1998, khả năng tăng trưởng khá. Tuy nhiê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status