Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứủa3
3. Nội dung cơ bản của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề gồm: 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4
5. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề : 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 6
1.1 Khái niệm và tiêu chí làng nghề truyền thống 6
1.2 Vị trí, vai trò của quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống cho sự phát triển bền vững của làng nghề. 12
1.3 Chủ chương, chính sách của nhà nước về vấn đề quản lý , sử dụng đất hợp lý phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống . 14
1.3.1 Chủ trương , đường lối về sự phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống 14
1.3.2 Chính sách về quản lý , sử dụng đất đai nhằm duy trì và phát triển bền vững làng nghề truyền thống : 16
1.4 Bài học kinh nghiệm về khôi phục , phát triển và quản lý , sử dụng đất làng nghề truyền thống ở một số nước khác . 18
1.4.1 Kinh nghiệm một số nước 19
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ , SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG 26
2.1 Giới thiệu tổng quan về làng nghề truyền thống Bát Tràng 26
2.2 Thực trạng quản lý , sử dụng đất tại Bát Tràng 28
2.2.1 Thực trạng quản lý, sử dụng đất khu dân cư và đất ở tại Bát Tràng 28
2.2.2 Thực trạng quản lý , sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bát Tràng. 31
2.2.3 Thực trạng quản lý , sử dụng đất giao thông và cơ sở hạ tầng ở Bát Tràng 32
2.3 Quy hoạch sử dụng đất ; Quy hoạch , sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề truyền thống Bát Tràng 35
2.3.1 Quy hoạch sử dụng đất tại Bát Tràng 35
2.3.2 Quy hoạch , sử dụng đất cụm công nghiệp làng nghề truyền thống Bát Tràng 36
2.4 Giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bát Tràng 39
2.4.1 Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng tại Bát Tràng 39
2.4.2 Tình hình giao đất , cho thuê đất Tại Bát Tràng 40
2.4.3 Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Bát Tràng 41
2.5 Tình trạng môi trường tại làng nghề truyền thống Bát Tràng 41
2.6 Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng. 44
2.7 Nhu cầu và tiềm năng về đất đai để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng 46
2.7.1. Tiềm năng và lợi thế để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng 46
2.7.2 Nhu cầu sử dụng đất để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG 50
3.1 Giải pháp về sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống Bát Tràng 50
3.2 Giải pháp về công tác quy hoạch tại Bát Tràng 52
3.3 Giải pháp về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , chuyển đổi mục đích sử dụng đất 53
3.4 Giải pháp về môi trường làng nghề truyền thống Bát Tràng 54
3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước 56
KẾT LUẬN 58
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ười . Là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như về khí hậu, thuỷ văn...Có nhiều lợi thế về kinh tế ,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Là một làng ven đô ,nằm ngay sát sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà nội không xa, có hệ thống giao thông cả đường bộ, đường thuỷ đều rất thuận lợi. Do vậy chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá. Dân số tăng nhanh, nguồn lao động trẻ , dồi dào phục vụ tốt cho phát triển làng nghề .
Hiện nay làng nghề truyền thống Bát Tràng không còn hộ gia đình nào sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình đã chuyển sang sản xuất kinh doanh nghề chuyển thống. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Cùng với đó quá trình đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của một làng nghề ven đô như Bát Tràng. Nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, không chỉ tao việc làm cho lao đông của xã mà còn thu hút được một lượng lớn lao động từ các vùng lân cận. Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng như : các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân và đa số là các cơ sở sản xuất của hộ gia đình.
Về quy mô lao động thì tỷ lệ lao động làm nghề truyền thống chiếm tỷ lệ lớn , theo thống kê của xã tỷ lệ này là khoảng hơn 80% lao động trong xã. Ngoài ra mỗi hộ sản xuất hàng ngày có khoảng 8-10 lao động làm thuê đến từ các xã lân cận. Cả xã mỗi ngày thu hút khoảng 6000-10000 lao động làm thuê. Và thường xuyên có khoảng trên 1.000 lao động tạm trú tại làng. Lao động thường làm việc với thời gian khoảng 9-10 giờ / ngày , vào lúc cao điểm thì làm việc khoảng 13-15giờ/ ngày. Về chất lượng lao động , chủ yếu là lao động thủ công , chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động chưa cao . Nghệ nhân còn lại không nhiều. Dạy nghề, truyền dạy và đào tạo nghề bằng phương pháp truyền thống, chủ yếu từ đời này qua đời khác. Có nhiều hộ gia đình ở Bát Tràng đã cho con họ đi học mỹ thuật để phục vụ cho phát triển nghề .
Về thu nhập của người lao động làm nghề truyền thống : Bát Tràng có thu nhập bình quân của một lao động làm nghề rất cao khoảng 1.200.000-1.400.000 đồng /tháng , cao gấp 3-4 lần lao động sản xuất nông nghiệp trước đây. Nhờ có thu nhập tăng cao, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể . Nhờ đó người dân có thể đóng góp để xây dựng, cải thiện và tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… Các khu vui chơi, giải trí được xây dựng , các dịch vụ phục vụ đời sống cũng phát triển theo. Người dân đã quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của mình hơn. Các công trình tôn giáo, các nhà thờ họ, những ngôi nhà cổ được tu tạo và gìn giữ. Các hoạt động văn hoá cũng dần được khôi phục lại như những ngày hội làng, ngày giỗ tổ nghề …
Làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của một làng nghề truyền thống nông thôn Việt Nam. Với những đình , đền chùa nổi tiếng, có những ngôi nhà cổ, những lò nung cổ ... Nét đặc sắc văn hoá truyền thống, tính nghệ thuật cao được thể hiện trên những sản phẩm của làng nghề và thể hiện ở cả những công đoạn làm gốm cổ truyền. Chính vì những nét đắc sắc đó , làng nghề Bát Tràng đang là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Một số năm gần đây, du lịch làng nghề Bát Tràng rất phát triển. Và phát triển du lịch làng nghề cũng đang được coi là điểm trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bát Tràng .
2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại Bát Tràng
2.2.1 Thực trạng quản lý, sử dụng đất khu dân cư và đất ở tại Bát Tràng
Làng nghề Bát Tràng có lịch sử phát triển lâu đời , khu dân cư được hình thành mang đậm nét văn hoá làng , xóm ở nông thôn Việt Nam. Những năm gần đây nghề truyền thống được khôi phục và được khuyến khích phát triển đã tác động vào nhiều mặt của đời sống dân cư tại đây. Người dân có việc làm, thu nhập tăng, đời sống được cải thiện cùng với đó là nhu câù mở rộng quy mô sản xuất tăng nhanh đòi hỏi tăng nhu cầu về mặt bằng sản xuất , kinh doanh. Diện tích đất có hạn, chính vì vậy các hộ gia đình, các chủ cơ sở sản xuất đã phải tận dụng diện đất ở làm cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự biến đổi không gian nơi ở và sinh hoạt dành cho các chức năng, mục đích khác đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đất khu dân cư sinh sống tại đây.
- Đất khu dân cư tại Bát Tràng được hình thành lâu đời theo kiểu kiến trúc cổ , mang đậm nét nông thôn Việt Nam . Khu dân cư được tập trung thành các cụm , xóm với kiểu kiến trúc có nhà , sân , vườn . Diện tích đất khu dân cư của Bát Tràng là 164,03 ha , chiếm 100% Diện tích tự nhiên. Những năm qua trong quá trình phát triển làng nghề ,cùng với xu hướng đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã có tác động không nhỏ tới làng nghề truyền thống ven đô như Bát Tràng . Dân số ngày càng tăng nhanh , nhu cầu về đất ở cũng như đất làm mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh làm nghề truyền thống tăng cao . Diện tích đất ở của các hộ gia đình đã chật hẹp , nay lại bị phân lô, chia nhỏ ra nhằm tạo mặt bằng để xây dựng xưởng sản xuất , kinh doanh. Vì vậy khu dân cư ngày càng trở nên chật hẹp , mật độ dân số trong khu dân cư tại Bát Tràng là rất cao. Theo số liệu của xã thì mật độ dân số toàn xã là 4.384 người / km2 , mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất là 14.628 người /km2 .Bình quân đất khu dân cư trên đầu người rất thấp so với bình quân chung của vùng , chỉ có 228,10 m2/ người . Mặc dù xã đã có những biện pháp như không cho phép mở rộng hay mở mới mặt bằng sản xuất trong khu dân cư , có quy hoạch khu dân cư mới để giãn dân nhưng vẫn không thể hạn chế được áp lực về đất khu dân cư .
- Đất ở : Diện tích đất ở nông thôn tại Bát Tràng là 44,22 ha . Mặc dù hiện nay không còn quy định về hạn mức đất ở nhưng so với hạn mức đất ở nông thôn trước đây theo quy định của Luật đất đai 2003 thì bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình ở Bát Tràng là rất thấp. Theo điều tra thì bình quân đất ở tại Bát Tràng là 267,19 m2/ hộ gia đình. Thực tế thì với mức diện tích đất ở này, nếu các hộ chỉ dành để xây dựng nhà ở , xây các công trình phục vụ sinh hoạt thì vẫn có thể đáp ứng được. Nhưng nếu còn dành cho cả mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thì sẽ là quá chật hẹp. Với đặc thù của nghề truyền thống gốm sứ, quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn và thực hiện theo dây truyền. Nhu cầu về mặt bằng chứa nguyên vật liệu , chứa thành phẩm là rất lớn, việc sử dụng máy móc trong một số công đoạn thay thế cho các hình thức thủ công trước đây thì nhu cầu mặt bằng để đặt máy móc ,thiết bị cũng tăng cao. Nhất là hiện nay khi mà làng nghề đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng nhanh . Chính vì vậy, diện tích đất thổ cư , đất ở đang chịu một sức ép rất lớn. Tỷ lệ các hộ làm nghề truyền thống sử dụng nơi ở của gia đình làm cơ sở sản xuất , chứa nguyên vật liệu hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất cao (93%) . Mặt khác , làng nghề Bát Tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status