Ô nhiễm không khí tại TP.Hồ Chí Minh nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu - pdf 23

Tải miễn phí tiểu luận

HUTECH

Trong luận văn này tập trung nghiên cứu vấn đề “ô nhiễm không khí ở
Thành phố Hồ Chí Minh”. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính là
các hoạt động sản xuất từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp
chưa có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh.

Bên cạnh phát thải như nêu trên thì phát thải từ hoạt động giao thông cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí. Lượng phương tiện giao thông
ngày càng tăng, loại hình phương tiện thô sơ, chất lượng nhiên liệu, mạng lưới giao
thông, … làm gia tăng phát thải các chất ô nhiễm. Nhất là vào các giờ cao điểm khi
mà một lượng phương tiện lớn tập trung tại một khu vực nhỏ và đồng thời xả thải thì
nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên rất cao.

Để góp phần quản lý và bảo vệ môi trường không khí cho Thành phố Hồ Chí
Minh thì cần nguyên cứu nguyên nhân ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất và
các phương tiện giao thông trong thành phố, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường không khí.


ABTRACT


This study investigated the air pollution problem in Ho Chi Minh City. The
main sources could be the production of industrial parks, export processing zones,
factories; and enterprises with no air exhaust treatment system before discharge into
the ambient air.

Besides emission sources as mentioned above, vehicular exhaust was also one
of the factor causing of air pollution. The amount of vehicles increases, using
primitive vehicles, fuel quality, and network traffic, ...increased emissions of
pollutants. Particular in rush hour, the level of pollutants rose high because the large
amount of vehicular concentrated in small area and exhausted at the same time.

To order to manage and protect the air environment in Ho Chi Minh City, the
possible emission sources causing air pollution should be studied, from which feasible
methods proposed to reduce air pollution.

HUTECH
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm
lớn của nhân loại, đặc biệt ở những thành phố có hoạt động sản xuất công nghiệp
phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhưng mặt khác lại làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường, nhất là môi trường
không khí.

Thành Phố Hồ Chí Minh là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế lớn nhất ở
nước ta, nơi tập trung khoảng 25% năng lực sản xuất công nghiệp và 1/3 sản lượng
công nghiệp cả nước nên lượng khí thải vào môi trường hàng năm cũng rất lớn. Phần
lớn các nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hay có nhưng
hoạt động không có hiệu quả và mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm
của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công
nghiệp lạc hậu…, nên ngày càng thải vào môi trường sống một khối lượng bụi, hơi khí
độc và mùi hôi khổng lồ, gây ảnh hưởng không những cho công nhân trực tiếp sản
xuất mà ngay cả dân cư khu vực lân cận cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra còn
có các phương tiện giao thông công cộng ít hay không thuận tiện cho việc đi lại của
nhân dân cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp
ứng nhu cầu rất cao của thực tế đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường không
khí ở thành phố. Đặc biệt là vào giờ cao điểm thường gây ra kẹt xe đôi khi tới 3 hay
4 giờ liền.

Để góp phần quản lý và bảo vệ môi trường cho Thành Phố Hồ Chí Minh thì
cần nghiên cứu nguyên nhân ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất và các
phương tiện giao thông trong thành phố, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Do vậy, đề tài “Ô nhiễm không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh
– nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu” là cần thiết và cấp bách nhằm khống chế


download

Xem thêm
Tiểu luận kinh tế môi trường: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Hà Nội
[Free] Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội, nguyên nhân và giải pháp hạn chế
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status