Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường 3
I. Bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 3
1. Bản chất của xuất khẩu 3
2. Vai trò của xuất khẩu. 4
2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. 4
2.2. Đối với một doanh nghiệp. 6
II. Những nội dung cơ bản của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. 6
1. Nghiên cứu thị trường. 6
2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 9
3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. 13
3.1. Các hình thức giao dịch 13
3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán. 13
3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 14
4. Thực hiện hợp đồng. 15
5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 18
5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết qủa định lượng: 19
III. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu của công ty simex 22
1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh 22
2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 23
Phần II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội 26
I. Khái quát chung về công ty xnk nam hà nội 26
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 26
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty. 28
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 29
II. Đặc điểm kinh doanh của công ty xnk nam hà nội 32
1. Đặc điểm về vốn 32
2. Đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu 33
3. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu 33
4. Đặc điểm về cách kinh doanh xuất khẩu 34
III. Phân tích thực trạng xuất khẩu ở công ty XNK nam Hà Nội 34
1. Cách thức tiến hành hoạt động xuất khẩu 34
2. Thực trạng xuất khẩu ở công ty XNK Nam Hà Nội 38
3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường 40
4. Phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 44
4.1 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 44
4.1.1 Tốc độ tăng, giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu 44
4.1.2 Lợi nhuận xuất khẩu 45
4.1.3 Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu 46
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu 46
4.3 Hiệu quả sử dụng lao động . 49
4.4. Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất nhập khẩu của công ty SIMEX giai đoạn 1999-2001. 50
IV. Đánh giá về hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. 51
1. Những thành tựu đạt được . 51
2. Những tồn tại. 53
3. Nguyên nhân . 54
Phần III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ỏ công ty XNK nam Hà Nội 56
I. Quan điểm và định hướng phát triển Thương mại Quốc tế ở Việt Nam 56
1. Hệ thống quan điểm cơ bản phát triển Thương mại quốc tế ở Việt Nam. 56
1.1. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền và bền vững. 57
1.2. Coi trọng hiệu quả kinh doanh Thương mại quốc tế trong hiệu quả kinh tế - xã hội. 58
1.3. Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. 59
1.4. Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ Thương mại 60
2. Định hướng phát triển Thương mại quốc tế ở nước ta trong giai đoạn 2001 - 2010. 60
3. Mục tiêu phát triển xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn 2001-2010. 63
II. mục tiêu và Phương hướng phát triển xuất khẩu của Công ty SIMEX. 65
1. Phương hướng phát triển.: 65
2. Mục tiêu phát triển: 66
iII. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK của công ty. 67
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 67
2. Hoàn thiện công tác thu gom tạo nguồn hàng XK. 69
3. Hoàn thiện công tác chào hàng, bán hàng trực tiếp. 70
4. Hoàn thiện công tác quảng cáo, giới thiệu các mặt hàng của công ty ra thị trường nước ngoài. 71
5. Nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ công nhân viên. 72
6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. 73
7. Một số biện pháp giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. 74
IV. Một số kiến nghị về phía Nhà nước. 76
1. Thuế suất. 76
2. Hoạt động trợ giúp vốn. 76
3. Hoạt động hỗ trợ và đào tạo cán bộ quản lý. 77
Kết luận 78
Lời Thank 81
Tài liệu tham khảo 82
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cấp theo các chỉ tiêu ưu tiên và dùng phương pháp loại trừ dần để chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng.
- Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, Công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, ký kết hợp đồng thu mua nếu đạt được các thoả thuận với nhà cung cấp.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán. Trong khâu này, vận chuyển là khâu quan trọng nhất. Công ty sử dụng các hình thức tiếp nhận, vận chuyển sau:
+ Giao hàng tại cảng xuất khẩu.
+ Giao hàng tại kho của Công ty
+ Giao hàng lên phương tiện vận chuyển của Công ty tại kho người bán.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Công ty lựa chọn các điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp.
b. Công tác giao hàng
Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:
- Chuẩn bị hàng: Sau khi Công ty đã đưa hàng về kho thì tiến hành các khâu chuẩn bị như đóng gói hàng hóa, kẽ ký mã hiệu, để hoàn thiện hàng theo đơn hàng của nước nhập khẩu.
- Thuê tàu và ký kết hợp đồng vận chuyển. Thông thường, Công ty sử dụng điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB với nước ngoài, do vậy ở khâu này, Công ty chỉ việc ký hợp đồng vận chuyển với các tổ chức vận tải, thuê các tổ chức này đưa phương tiện đến tận kho hàng của Công ty để chuyển hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hóa.
- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu Công ty thường phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thương mại (bản chính và bản sao)
+ Bản dịch hợp đồng
+ Hạn ngạch, quota nếu xuất khẩu hàng hạn ngạch.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Giấy kiểm dịch vệ sinh hàng hóa
+ Các giấy tờ hải quan
- Tổ chức khai báo và giám định hải quan. Khâu này Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hóa để Hải quan kiểm tra.
- Giao hàng lên tàu và lập vận đơn. Thông thường Công ty ủy thác toàn phần cho hãng vận tải. Sau khi giao hàng lên tàu thì thay mặt của Công ty và cơ quan bảo hiểm xác nhận hàng vào biên bản để Công ty tiến hành mua bảo hiểm. Cũng trong khâu này, thay mặt Công ty phải lấy xác nhận thuyền phó và sau đó đổi lấy vận đơn thuyền trưởng.
c. Hoạt động thanh toán
Đối với thanh toán đầu vào, các phòng hay đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thì được Công ty ủy quyền giao vốn để thanh toán. Sau khi nhận được tiền hàng bên nhập khẩu thanh toán, đơn vị sẽ giao lại cho Công ty toàn bộ doanh thu và các chi phí hợp lý. Hình thức thanh toán nguồn hàng chủ yếu bằng tiền mặt. Nguồn vốn để thanh toán đầu và của Công ty một phần là vốn tự có, nhưng do điều kiện còn rất thiếu vốn nên Công ty thường chủ động vay ngắn hạn ngân hàng.
Việc thanh toán của đơn vị nhập khẩu là khâu ấn định kết quả cuối cùng cả quá trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Số tiền thanh toán căn cứ vào trị giá hàng hóa và thời hạn thanh toán đã được quy định trong hợp đồng. cách thanh toán trong xuất khẩu của Công ty có rất nhiều, chẳng hạn, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) , thanh toán bằng cách nhờ thu, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán trao tay tiền mặt. Ngoại trừ phương pháp mở L/.C còn các phương pháp khác rủi ro là khá lớn, vì vậy, Công ty chủ trương tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C.
2. Thực trạng xuất khẩu ở công ty XNK Nam Hà Nội
a. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời gian qua nhờ phát huy lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới, do đó hoạt động xuất khẩu của công ty đã có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu đã không ngừng tăng qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1997 là 22.889.914 USD thì đến năm 2001 con số này là 33.156.278USD
Bảng i: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng (1997-2001)
(đơnvị-USD)
Mặt hàng
1997
1998
1999
2000
2001
Cà phê
8.327.280
13.055.748
9.310421
5.438.777
2.155.053
Hạt điều thô
450.000
0
0
0
0
Hạt điều nhân
2.732.764
264.531
422.235
602.093
702.327
Hạt tiêu
1.270.440
11.579.428
5.358.231
5.027.338
6.239.913
Đậu các loại
504.777
420.320
107.306
1.209.164
0
Mực, tôm khô
4.735.061
5.991.438
3.155.314
8.587.184
18.584.48
Cá đông các loại
495.435
0
0
0
0
Da trâu bò muối
878.240
754.880
472.750
343.700
0
Hàng thủ công mỹ nghệ
654.387
0
692.454
920.096
1.358.325
Trà đen các loại
753.339
945.490
899.462
360.608
233.456
Dược liệu
66.347
0
0
0
0
Bắp
244.860
0
0
0
0
Gỗ thành phần
1.775.984
2.571.411
2.309.170
2.127.695
2.526.745
Thực phẩm chế biến
0
147.264
318.244
803.873
1.326.548
Da trăn
754.880
121.969
136.700
549.502
công cụ thể thao
31.991
99.102
233.330
256,435
Hàng khác
2.308.939
709.809
2.130.788
2.876.785
Tổng cộng
22.889.914
38.826.320
23.976467
27.921346
33.156.278
Qua bảng trên cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là những mặt hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản. Bên cạnh đó, một số sản phẩm thuộc nghành công ngiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ cũng được công ty đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của mình.
Tính từ năm 1997 đến năm 2001 trong toàn bộ mặt hàng của công ty nổi lên 4 mặt hàng luôn có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và được đánh giá là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các mặt hàng này bao gồm: cà phê, hạt tiêu, mực, tôm khô và gố thành phẩm .
Năm 1997 các mặt hàng chủ lực chiếm 70.37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, cà phê chiếm 36.4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, hạt tiêu chiếm 5.55%, mực, tôm khô chiếm 20,68%, gỗ thành phẩm chiếm 7.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 33198.025USD chiếm 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 20.133.136USD chiếm 83,97% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 21.180.990 USD chiếm 75,8% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 29.506190 USD chiếm 88,99% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đồ thị dưới đây sẽ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của hàng chủ lực và tổng kim ngạch xuất khẩu
Đồ thị biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng chủ lực và tổng kim ngạch
Giá trị tổng kim ngạch
Giá trị kim ngạch hàng chủ lực
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, Công ty đã không ngừng mở rộng và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác,và một điểm đáng chú ý thể hiện qua kết quả kinh doanh theo mặt hàng của công ty là năm 1998-2001 Công ty đã phát triển thêm một số mặt hàng xuất khẩu khác như hàng thực phẩm chế biến, da trăn, công cụ thể thao…Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này còn chưa cao nhưng nó đã chứng tỏ rằng công ty đã bắt đầu có sự chú trọng đầu tư phát triển mặt hàng theo chiều sâu thông qua các hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết sản xuất và chế biến, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu .
b. Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hoá luôn là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status