Vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa



Lời nói đầu Tr 1
Nội dung 3
I. Sự cần thiết khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước 3
1. Lịch sử ra đời và vai trò của nhà nước 3
2. Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện vai trò kinh tế của Nhà nước 7
II. Sự hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới ở Việt Nam 9
1. Cơ chế quản lý cũ của Việt Nam 9
2. Cơ chế thị trường và việc tận dụng vào Việt Nam 10
III. Vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong cơ chế mới 15
1. Nội dung của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 15
2. Mục tiêu và các chức năng của quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam 16
3. Các công cụ Nhà nước sử dụng trong quản lí kinh tế vĩ mô. 20
4. Thực trạng quản lí Nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay. 21
5. Giải pháp cơ bản để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam 22
Kết luận 28
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ột cách không tự giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất. Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động.
b. Các nhân tố của cơ chế thị trường
* Giá cả thị trường: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hóa.
Giá cả thị trường có các chức năng sau:
- Chức năng thông tin: Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung - cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những đơn vì kinh tế có liên quan ra được những quyết định thích hợp. Như vậy những thông tin về giá cả điều chỉnh hưởng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Chức năng phân bổ các nguồn lực kinh tế. Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung - cầu, sản xuất và tiêu dùng và dẫn đến sự biến đổi trong phân bổ của các nguồn lực kinh tế. Các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung và tổng cầu.
- Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. Để có thể cạnh tranh được về giá cả, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngoài ra giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại.
Việc chuyển từ cơ chế hai giá: giá cả theo kế hoạch (giá bao cấp) và giá cả trên thị trường tự do sang cơ chế một giá là giá cả thị trường đối với tất cả các loại hàng hóa, chỉ trừ một số rất ít hàng hóa do Nhà nước định giá là bước chuyển có ‏‎ nghĩa quyết định từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta.
* Cung - cầu
Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường
- Khái niệm
Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Nói cụ thể hơn, cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng, quy mô thị trường, giá cả và tình trạng hàng hóa khác, khẩu vị hay sở thích, trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất.
Cung được hiểu là toàn bộ hàng hóa có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn ở một mức giá nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là chi phí sản xuất - đây là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới cung, giá cả và tình trạng các hàng hóa khác.
- Tương quan cung cầu có những chức năng sau:
+ Chỉ rõ sản xuất xã hội được phát triển cân đối đến mức độ nào. Bất kỳ một sự mất cân đối nào trong sản xuất đều được phản ánh vào trong tương quan giữa cung và cầu.
+ Điều chỉnh giá cả thị trường, chính xác hơn là điều chỉnh độ lệch giữa giá cả thị trường với giá trị thị trường. Sự biến đổi của tương quan cung và cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường, ngược lại giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu. Cầu biến đổi ngược chiều với giá cả thị trường và cùng chiều với mức thu nhập còn cung biến đổi ngược chiều với giá cả đầu ra nhưng cũng biến đổi ngược chiều với giá cả đầu vào.
+ Khi hướng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục những cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế. Tuy nhiên sự cân bằng cung - cầu chỉ là tạm thời
+ Cung và cầu đảm bảo mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối của quá trình tái sản xuất, tức là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, đồng thời mối quan hệ cung cầu còn biểu hiện quan hệ về lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán và người mua.
* Cạnh tranh
- Khái niệm
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau.
Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.
- Chức năng:
+ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và do đó làm cho sự phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu.
+ Kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Người sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó cạnh tranh là áp lực đối với người sản xuất, buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ sản xuất của toàn xã hội được phát triển.
+ Góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao sẽ có thu nhập cao, đồng thời thông qua cạnh tranh nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng.
c. Ưu, khuyết điểm của cơ chế thị trường
* Ưu điểm
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được
Thứ nhất, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
Thứ hai, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội (tổng cầu). Nhờ đó ta có thể thỏa mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng ngàn hàng vạn sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ này nếu để Nhà nước làm phải thực hiện một số công việc rất lớn, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong quá trình ra quyết định.
Thứ ba, cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả.
Thứ tư, cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường, việc lưu động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thị trường, chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả cao nhất.
Thứ năm, sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan Nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.
* Khuyết tật
Thứ n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status