Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở chăn nuôi gà; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong việc cải thiện môi trường và chất thải chăn nuôi



 
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
PHẦN II 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số nhân tố môi trường và sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến sức khoẻ con người và năng suất vật nuôi. 3
2.1.1.Các chất khí độc hại 3
2.1.2. Các yếu tố khí hậu. 8
2.1.3.Các yếu tố chất thải trong chuồng nuôi. 12
2.1.4.Vi sinh vật trong không khí. 13
2.2. Một số bệnh của gia cầm có quan hệ tới ô nhiễm môi trường. 14
2.2.1. Bệnh đường tiêu hoá. 14
2.2.2 Bệnh đường hô hấp. 15
2.2.3.Bệnh ký sinh trùng. 17
2.3. Một số biện pháp làm sạch môi trường. 18
2.3.1. Phương pháp tiêu độc bằng hoá chất. 18
2.3.2. Phương pháp khử mùi qua thức ăn, nuớc uống. 18
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM. 19
2.4.1. Hiểu biết về EM. 19
2.4.2. Tình hình sử dụng EM trên thế giới và ở Việt Nam. 22
2.4.3. Ứng dụng của EM. 23
PHẦN III 26
NỘI DUNG,VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26
3.1. Nội dung nghiên cứu. 26
3.2. Nguyên liệu nghiên cứu. 26
3.2.1.Động vật thí nghiệm. 26
3.2.2.Nguyên liệu. 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu. 26
3.3.1.Phương pháp đo một số yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi. 26
3.3.2. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn trong phân. 29
3.3.3. Phương pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong không khí chuồng nuôi. 31
3.3.4. Phương pháp xác định số lượng bào tử nấm trong không khí chăn nuôi. 32
3.3.5. Phương pháp sản xuất và kiểm tra chất lượng chế phẩm EM Bokashi. 32
3.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 32
3.3.7.Phương pháp xử lý số liệu. 33
PHẦN IV. 34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 34
4.1. Kết quả khảo sát một số các chỉ tiêu chuồng trại ở một số cơ sở chăn nuôi gà hiện nay. 34
4.1.1. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu môi trường chuồng nuôi ở các cơ sở chăn nuôi gà hiện nay. 34
4.1.2. Kết quả khảo sát các chất khí độc hại tạo mùi hôi trong không khí chuồng nuôi. 38
4.2. Kết quả nghiên cứu sản xuất chế phẩm EM1 và EM Bokashi trong phạm vi thí nghiệm và kiểm tra một số các chỉ tiêu của các chế phẩm này. 40
4.2.1.Kết quả nghiên cứu một số các tính chất của chế phẩm EM1 (EM thứ cấp). 40
4.2.2.Một số đặc điểm của chế phẩm EM Bokashi. 42
4.3.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với môi trường chăn nuôi và chất thải của gà. 44
4.3.1.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với môi trường chăn nuôi. 44
4.3.2.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM Bokashi đối với chất thải chăn nuôi. 46
Phần V 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
I. KẾT LUẬN. 48
II. ĐỀ NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g này có từ phân gà bị nhiễm và phân bố nhiều trong nền chuồng, công cụ chăn nuôi.
Đã thấy 6 loại cầu trùng, trong đó E. Acervulina mới được công bố. Nghiên cứu cho thấy gà lớn thường mắc cầu trùng manh tràng ( 20 – 25%), còn gà con thường mắc cầu trùng ở ruột non. (Hoàng Thạch, Phan Địch Lân,1999) [6].
2.3. Một số biện pháp làm sạch môi trường.
2.3.1. Phương pháp tiêu độc bằng hoá chất.
ăPhương pháp tiêu độc bằng Formalin (fomal dehydum solution).
Hiện nay trong chăn nuôi, để khử trùng tiêu độc người ta thường dùng một số các loại hoá chất như là Formol, Crezil, Clorine….Đặc biệt trong đợt cúm gà vừa qua, một số thuốc mới đã được khuyến cáo sử dụng và đã có tác dụng rất tốt như BKA, Virkon-S.
Formalin là một chất lỏng không màu, mùi hắc cay khó chịu và là một chất khử trùng mạnh, thường dùng để khử trùng, tẩy uế đồ đạc, dụng cụ, chuồng trại, phòng thí nghiệm…Do nó có tác dụng giống cồn, làm săn, làm mất nước ở lớp bề mặt tế bào, đông vón các Albumin của vi khuẩn. Do có đặc tính như vậy nên formalin được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp.
2.3.2. Phương pháp khử mùi qua thức ăn, nuớc uống.
ă Sử dụng De – Odorase.
De-Odorase là một chế phẩm sinh học do hãng Alltech.Inc.USA sản xuất. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần gồm Glycocompoment chiết xuất từ cây Yucca Schidigera. De-Odorase được dùng trong thức ăn gia súc, gia cầm với mục đích là kết hợp với Amoniac và các khí độc khác nhằm giảm thiểu các khí độc này trong chăn nuôi.
ă Sử dụng chế phẩm sinh học EM.
EM (Effectiv- Microoganism) là một hỗn hợp các loài vi sinh vật hữu ích (gồm khoảng vài trăm loại vi sinh vật khác nhau sống cộng sinh trong cùng một môi trường).
Chế phẩm EM đã được thực tế chấp nhận nhanh chóng bởi hiệu quả to lớn của nó. Trong chăn nuôi, EM được dùng để bổ sung vào thức ăn hay vào chất độn chuồng và đều đem lại kết quả khả quan trong việc cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi. Ngoài ra, EM còn giúp cho quá trình tiêu hoá được triệt để làm giảm hẳn sự hình thành các khí độc hại, các chất gây mùi hôi thối có ở trong phân, nước tiểu.
2.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EM.
2.4.1. Hiểu biết về EM.
EM là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật hữu ích. Nguyên tắc của nó là biến hệ sinh thái đã bị suy thoái đầy ắp các vi sinh vật có hại thành hệ sinh thái có khả năng phát triển và chứa các vi sinh vật có lợi. Nguyên tắc đơn giản này là cơ sở của công nghệ EM trong Nông nghiệp và quản lý môi trường. Do vậy, việc sử dụng EM sẽ đảm bảo cho nông nghiệp có năng suất cao, môi trường sạch, tăng lợi nhuận cho người sử dụng.
ăNguồn gốc của EM.
Chế phẩm EM được Teruo Higa, giáo sư Trường Đại học Ryukyus ,(Nhật Bản) nghiên cứu và sản xuất thành công năm 1980.
Việc sử dụng hoá chất nông nghiệp ngày càng nhiều đã làm phá huỷ môi trường sống của con người. Do vậy, Giáo sư Teruo Higa đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu, tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá chất. Giáo sư Higa đã phân lập, lựa chọn các vi sinh vật khác nhau và kết quả là ông đã tạo ra được một hỗn hợp các vi sinh vật có ích cùng tồn tại với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển, nhằm nâng cao hiệu suất của hệ thống hữu cơ truyền thống. Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) được bắt đầu từ năm 1989 với sự khởi đầu là Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế .
ăThành phần sinh học của EM.
Theo thông báo của APNAN, trong chế phẩm EM có khoảng 80 – 125 loài vi sinh vật kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau, chúng tạo thành một hệ thống vi sinh thái, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, hỗ trợ nhau sinh trưởng và phát triển
Theo giáo sư Higa (1996), trong chế phẩm EM chủ yếu có 4 nhóm chính là: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi.
Theo Bùi Thị Phương Hoà (2000),[1] trong EM không có các vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, E.coli, Clostridium… Đặc biệt, các tác giả của Trường Đại học Quốc gia đã bước đầu tìm hiểu về cơ chế hoạt động của chế phẩm EM, họ phát hiện có sự sinh sản IAA (một chất điều tiết sinh trưởng thực vật), và có mặt các vi khuẩn cố định Nitơ, hoạt động của chúng thông qua đánh giá hoạt tính nitrogenase và phát hiện sự thúc đẩy phân giải Xenlulose (Nguyễn Quang Thạch,1998) [9].
Các loại vi sinh vật cơ bản trong EM gồm:
* Nhóm vi khuẩn quang hợp:
Nhóm vi khuẩn quang hợp là một nhóm độc lập, nó hỗ trợ cho các vi sinh vật khác. Các vi khuẩn này tổng hợp các chất có lợi tiết ra từ rễ cây, các chất hữu cơ hay khí độc hại (Sunfit Hydro) bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời và sức nóng của đất như là nguồn cung cấp năng lượng. Những chất có ích được phát triển bằng các vi sinh vật bao gồm các axit amin, axit nucleic, các chất hoạt động sinh học và đường. Tất cả chúng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Các loài vi sinh vật hữu hiệu khác nhau có chức năng riêng của nó. Tuy nhiên, vi khuẩn quang hợp được coi là hạt nhân cơ bản cho hoạt động của EM.
* Nhóm vi khuẩn lactic.
Vi khuẩn lactic sản sinh ra axit lactic từ đường và các cácbon hydrat khác (được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp và nấm men). Do đó người ta ứng dụng qua trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn , ủ chua thức ăn cho gia súc, gia cầm và sản xuất axit lactic. Chính vì vậy vi khuẩn lactic được đưa vào trong chế phẩm EM với mục đích chủ yếu là chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu. Ngoài ra, axit lactic còn là một chất khử trùng mạnh, điều đó ngăn chặn các vi sinh vật gây hại và làm tăng nhanh chóng sự phân huỷ các chất hữu cơ. Hơn nữa, vi khuẩn lactic thúc đẩy sự lên men và phân huỷ các vật liệu như linhin, xenlullo,.. vì vậy có thể phân huỷ được các chất hữu cơ khó phân huỷ.
* Nhóm xạ khuẩn.
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và trong chế phẩm EM (sau vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình phân giải các chất hữu cơ trong đất như xenlullose, tinh bột góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Do đặc tính này nên chế phẩm EM còn được ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác.
* Nhóm nấm.
Nhóm nấm gồm 2 chủng AH4 và AH5. Theo khoá phân loại của Raper và Fernell thì chủng AH4 thuộc chi Aspergillus còn AH5 thuộc chi Penicillium. Nấm sợi sản sinh men cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất ở trong đất cùng các vi sinh vật khác. Do vậy chúng có thể khử được mùi hôi của rác, nước thải, khử được chất độc và ngăn chặn sự lan tràn vào gây hại của sâu bọ, vi sinh vật và côn trùng có hại.
* Nhóm nấm men
Nhóm nấm men gồm 2 chủng Na và Nb.
Nấm men tổng hợp nên các chất chống vi khuẩn và các chất kháng sinh có ích khác từ các axit amin, đường đã được tạo ra do các vi khuẩn quang hợp chất hữư cơ và cây đáp ứng sự đòi hỏi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nấm men còn tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất.
Các chất hoạt động sinh học như các hormon, enzim … được tạo ra bởi nấm men thúc đẩy quá trình hoạt động của tế bào và phân rễ của cây trồng. Các ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status