Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay



Tại Việt Nam, khái niệm KTNB mới chính thức xuất hiện kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định số 59/CP (03/10/1996) về “Quy chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các DNNN”.Theo đó các báo cáo tài chính của các DNNN buộc phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập hay kiểm toán viên nội bộ. Trên cơ sở nghị định 59/ CP này, Bộ tài chính đã ban hành quy định số 832 TC/ QĐ/ CĐKT (28/10/1997) và thông tư số 52/1998-TT-BTC (16/4/1998) nhằm đưa ra những quy chế về KTNB và tổ chức thực hiện công việc thiết lập bộ máy KTNB trong các DNNN.Với các quy định và thông tư này việc tổ chức bộ máy KTNB là một yêu cầu bắt buộc. Xét về khía cạnh pháp lí thì mọi DNNN phải lập bộ phận KTNB và nó có thể thay thế cho kiểm toán độc lập, tuy nhiên KTNB phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo cao nhất trong DN nên tính độc lập của KTNB chưa cao và kém hiệu quả. Mặt khác bộ phận KTNB tuy độc lập vơí các bộ phận khác trong DN nhưng vẫn là một bộ phận trong DN nên không thể hoàn toàn độc lập với DN. Vì vậy báo cáo KTNB được DN rất tin tưởng nhưng ít có giá trị pháp lí. Chính điều này đã làm cho các DN không tích cực trong việc bộ phận KTNB trong DN mình vì phải bỏ ra chi phí thành lập mà hiệu quả lại chưa cao, chưa tạo được niềm tin cho những người sử dụng thông tin về bá cáo tài chính do KTNB thực hiện kiểm toán.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ố dư và các bước công việc.
Kiểm tra tính hiệu quả , sự tiết kiệm và hiệu suất của các hoạt động kể cả các qui định không có tính chất tài chính của DN.
Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của KTNB là kiểm toán hoạt động của các bộ phận trong DN. Ngoài ra, KTNB cũng tiến hành các nội dung kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, qui định của DN.
III. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Việc tổ chức KTNB trong DN là một yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, tuỳ theo qui mô của DN mà tổ chức bộ phận kiểm toán cho phù hợp.Trên cơ sở nhận thức vai trò của KTNB để xác định tổ chức KTNB nên như thế nào. Về vấn đề này, có 3 loại quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Quan điểm này cho rằng bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc phòng kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, bởi vì lâu nay phòng kế toán DN có chức năng kiểm tra kế toán, kế toán trưởng có một chức năng là kiểm soát viên của nhà nước. Mô hình như sau:
Giám đốc
Bộ phận kế toán
Các phòng (Ban) khác
Bộ phận kiểm toán
Quan điểm thứ hai: Bộ phận KTNB nên đật trực thuộc hội đòng quản trị mà trực tiếp là chịu sự chỉ đạo của ban kiểm soát. Có như vậy, bộ phận KTNB mới phát huy được tính độc lập, kết quả KTNB mới có tính khách quan, khăc phục tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ta có mô hình:
Ban Kiểm soát
Bộ phận KTNB
Bộ phận kế toán
Các phòng ban khác
Bộ phận kế toán
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Các phòng ban khác
Bộ phận kế toán
Hội đồng quản trị
Quan điểm thứ ba: Bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc Gám đốc, Tổng giám đốc DN. Quan điểm này dựa trên cơ sở KTNB là một bộ phận quan trọng của DN, đặt tại DN, tiếp cận thường xuyên, liên tục với mọi hoạt động của DN, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phát hiện kịp thời nhữn sai sót, sơ hở, những điểm yếu nhằm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để khắc phục, hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu, vai trò của mình, KTNB cần được đặt trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của DN
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Các Phòng, ban khác
Bộ phận KTNB
Phòng Kế toán
Ngày nay, quan điểm thứ nhất không còn phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế. Loại quan điểm thứ hai tuy đảm bảo điều kiện về tính độc lập của KTNB nhưng không có tính thực tế vì Hội đồng quản trị và ban kiểm soát không trực tiếp điều hành và quản lí DN. Hơn nữa, Hội đồng quản trị ở tổng công ty nhà nước hiện nay còn nhiều thành viên kiêm chức. Còn cách tổ chức theo quan điểm thứ ba là phù hợp với thực tiễn của các DNNN trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên người đứng đầu bộ phận KTNB phải được quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của Hội đồng quản trị (Đối với DN có hội đồng quản trị).
Như vậy qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của KTNB thì việc hình thành KTNB trong các DN trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các DN, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong DN, đồng thời tuỳ theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các DN mà có cơ cấu KTNB ch phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
chương II
Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và một số ý kiến đề xuất hoàn thiện.
I. Thực trạng công tác KTNB ở các DNNN Việt Nam hiện nay:
1. Sự cần thiết phát triển KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay:
Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm toán được tiến hành trong phạm vi DN, do người của DN thực hiện để phục vụ cho các yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh và quản lí tài chính của bản thân DN. Với mục tiêu như vậy, đặc biệt là trong cơ chế quản lí tài chính hiện nay-DNNN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đến mức cao nhất- thì KTNB càng là một đòi hỏi cấp bách đối với tất cả các DNNN.
Theo Nghị định số 59/NĐ-CP ra ngày 3/10/1996 của Chính phủ từ năm 1997 cơ quan quản lí tài chính các cấp sẽ không tiến hành kiểm tra phê duyệt quyết toán sản xuất kinh doanh hàng năm của các DNNN. Các DNNN phải công khai báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về các số liệu, chỉ tiêu đã công bố. Đây là một quy định nhằm nâng cao tính tự đọng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các DNNN nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho họ. Từ trước năm 1997, sau khi quyết toán năm được duyệt, lãnh đạo DN hoàn toàn yên tâm về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, về các mặt hoạt động và các giải pháp tài chính trong năm vì đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác nhận. Mọi sai sót, vi phạm của DN cũng đã được giải quyết hay xoá bỏ thông qua việc duyệt quyết toán. Chính vì vậy, trong điều kiện không còn kiểm tra phê duyệt quyết toán hàng năm, KTNB với chức năng kiểm tra, xác nhận tính trung thực và hợp lí, hợp pháp của các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ giúp cho lãnh đạo DN bớt lúng túng, yên tâm hơn khi ký các báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo cơ chế mới về quản lí tài chính DNNN.
ở Việt Nam hiện nay mô hình Hội đồng quản trị ở các Tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP có khác so với các nước. Trong mỗi Tổng công ty nhà nước còn có Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị. Ngoài các thành viên chuyên trách, Hội đồng quản trị còn có một số thành viên kiêm nhiệm. Trong Ban kiểm soát, ngoài Trưởng ban kiểm soát, phần lớn các uỷ viên và các thành viên kiêm nghiệm, có thành viên không tuộc tổng công ty. Với bộ máy như vậy, ban kiểm soát khó lòng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước mới được ban hành theo điều lệ mẫu của Tổng công ty nhà nước. Vì vậy ở các DNNN trước hết là các Tổng công ty cần thiết phải tổ chức bộ phận KTNB giúp chủ DN điều hành và quản lí mọi mặt hoạt động, đó là một nhu cầu cần thiết và nên làm vì sự phát triển của DN.
2. Thực trạng hoạt động KTNB ở nước ta trong thời gian qua:
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng và cần thiết nhưng những hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này còn quá ít so với kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. Trên thực tế , hầu như có rất ít các công trình hay đề tài nghiên cứu khoa học một cách hệ thống và sâu sắc về KTNB .Trong điều kiện đó, vướng mắc về nhận thức là lẽ đương nhiên; việc triênr khai thực hiện hoạt động KTNB ở các DN lại càng lúng túng.
Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hệ thống KTNB trong các đơn vị. Tuy nhiên vì là giai đoạn đầu nên việc hình thành mới được rất ít và chậm chạp, chủ yếu tập trung ở các tổng công ty lớn, các DN có qui mô lớn. Hơn thế nữa, KTNB bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và hoạt động, bộ phận KTNB còn quá m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status