Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây hông Paulownia bằng phương pháp in vitro - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây hông Paulownia bằng phương pháp in vitro



TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích của đề tài
2. Yêu cầu của đề tài
Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO
1. Nuôi cấy trên môi trường đặc
2. Nuôi cấy trên môi trường lỏng
V. CÁC KỸ THUẬTNUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
1. Phương pháp chồi đỉnh và các phần khác nhau của thực vật
2. Tái sinh chồi bất định
3. Tạo phôi vô tính và hạt nhân tạo
VI. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG IN VITRO
1. Tạo cây sạch bệnh
2. Nhân nhanh in vitro với số lượng lớn
VII. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CÂY CẤY MÔ
VIII. VÀI NÉT VỀ CÂY HÔNG
1. Đặc điểm sinh thái
2. Các nghiên cứu về cây hông trên thế giới và trong nước
Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Môi trường nuôi cấy
2. Thí nghiệm
Phần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BAP TỚI HỆ SỐ NHÂN CHỒI
III. ẢNH HƯỞNG CỦA BAP ĐẾN VƯƠN CHỒI CỦA ĐỐT MẮT TRONG MÔI TRƯỜNG BÁN LỎNG
IV. TẠO CÂY HOÀN CHỈNH
1. Ảnh hưởng của NAA đến ra rễ in vitro
2. Ảnh hưởng của NAA kết hợp với giá thể đến hình thành rễ in vivo
V. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CẢI TIẾN
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. ĐỀ NGHỊ
Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o dung dịch nuôi cấy để thấm chất đinh dưỡng, đầu phía trên được uốn cong làm nơi đặt mẫu. Sử dụng cầu giấy để nuôi cấy phôi, nuôi cấy tế bào đơn.
Ngoài các phương pháp trên, mẫu có thể nuôi cấy trên môi trường bán rắn hay bán lỏng hay phối hợp cả hai loại môi trường trên như trong trường hợp phủ một lớp dung dịch của môi trường lỏng trên bề mặt môi trường đặc để nuôi cấy. Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ theo đối tượng, giai đoạn phát triển của mẫu, mục đích và kỹ thuật nuôi cấy. Đối với những nghiên cứu về dinh dưỡng và trao đổi chất thì môi trường lỏng tỏ ra thích hợp hơn (Naryanaswamy S, 1994).
Các kỹ thuật nuôI cấy mô tế bào
Hiện nay người ta sử dụng 3 phương pháp kỹ thuật nhân giống Invitro thực vật đó là:
Phương pháp nhân chồi đỉnh (Meristem) và các phần khác nhau của thực vật.
Phương pháp tái sinh chồi bất định.
Phương pháp tạo phôi vô tính.
Phương pháp nhân chồi đỉnh và các phần khác nhau của thực vật.
Mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh cành, đỉnh rễ… có khả năng tái sinh và phân hoá rất mạnh. Mặt khác ở mô phân sinh hầu như không có virus nên nó được sử dụng để nhân giống cây sạch bệnh.
Do kích thước của mô phân sinh khá nhỏ nên trong một vài trường hợp để dễ thu nhận và nuôi cấy người ta thường tách cả phần đỉnh chồi chứa mô phân sinh để nuôi cấy. Chồi phát sinh từ mẫu nuôi cấy được tách ra và chuyển sang môi trường nhân chồi. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được số lượng chồi đủ lớn theo yêu cầu. Trong quá trình nuôi cấy muốn kích thích tạo chồi cần bổ xung Cytokinin hay tổ hợp Cytokinin với Auxin. Muốn tạo rễ thì bổ xung Auxin. Như vậy trong nuôi cấy mô phân sinh sự cân bằng giữa các chất điều hoà sinh trưởng là rất quan trọng.
Ngoài việc sử dụng đỉnh chồi để nhân giống in vitro, một số bộ phận khác của thực vật như: thân, lá, hoa… cũng được nuôi cấy. Các mô và cơ quan tách rời này để đưa vào nuôi cấy phải ở tình trạng sinh lý tốt nhất và đang phát triển. Đó là những phần non của cây, lá mầm, phần trên của lá mầm, chồi bên lá thứ nhất hay lá thứ hai hay phôi của hợp tử trưởng thành vì chúng chứa nhiều tế bào mô phân sinh.
Tái sinh chồi bất định
Tái sinh chồi bất định là một dạng nhân giống in vitro có thể sử dụng để tái sinh các dòng hay nhân với số lượng cây lớn. Sự phát sinh các cơ quan bao gồm sự tái tạo mới các chồi bất định trên từ nhiều nguồn mẫu khác nhau. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong nhân giống nhiều cây nông nghiệp, lâm nghiệp, cây cảnh cũng như các loài khó nhân khác. Ngoài việc nâng cao tỷ lệ nhân thì phương pháp này cũng duy trì được đặc điểm của dòng và tỷ lệ nhân cao hơn phương pháp nhân chồi. Kỹ thuật này còn được sử dụng để nhân các dòng bất thụ đực hay cái do không có hạt và đối với các dòng nhân theo phương pháp cắt hay ghép.
Việc hình thành chồi, phát sinh cơ quan phụ thuộc rất lớn vào môi trường và điều kiện nuôi cấy như ánh sáng, nhiệt độ, nguồn cacbon hydrate và nồng độ các chất điều tiết sinh trưởng.
Ví dụ: - ánh sáng: cây Fressia để hình thành được chồi phải để trong bóng tối.
- Nhiệt độ: Sự hình thành chồi thích hợp trong khoảng 22- 280C
- Môi trường: Giảm nồng độ Nitơ và Kali trong môi trường MS làm cho số chồi được hình thành trên mô cuống lá Senocioxhybrids tăng gấp 3 lần. Tỷ lệ Cytokinin/Auxin cao kích thích tạo chồi.
3. Tạo phôi vô tính và hạt nhân tạo
Sự phát sinh của phôi Somatic là sự hình thành phôi từ một tế bào không phải giao tử hay từ sự dung hợp giao tử thể. Mặc dù là một hiện tượng invitro quen thuộc và có tiềm năng ứng dụng như một hệ thống vi nhân giống nhưng trong tự nhiên nó được biết đến từ lâu là sự phát sinh phôi phụ, một dạng của Apomixis.
Apomixis là hiện tượng phát sinh phôi không qua quá trình thụ tinh ở thực vật. Nó thường xuất hiện ở những tế bào đơn Somatic điploi trong túi phôi (Aspospopy) hay từ những tế bào đơn của Nucellus (nucellar embryon).
Người đặt nền móng đầu tiên cho việc tạo phôi vô tính in vitro là Reinert và Stewars (1958). Hai ông đã tạo được phôi vô tính trong điều kiện phòng thí nghiệm ở huyền phù tế bào cà rốt. Sau đấy một loạt các nghiên cứu tạo phôi vô tính trên các đối tượng khác như cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, … Đến năm 1989 kỹ thuật phôi vô tính đã đạt được những tiến bộ lớn. Hiện nay người ta đã nhân giống vô tính hơn 200 loài thực vật.
Việc tạo phôi vô tính ở thực vật đem lại tiềm năng ứng dụng lớn đối với các mục đích:
Nhân dòng với số lượng lớn, ví dụ: một mẻ cấy 500 lít cho 200.000 chồi cây cỏ ngọt.
Kỹ thuật di truyền, nuôi cấy protoplast, tạo các biến dị Somatic có lợi.
Bên cạnh những ưu điểm trên phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: Tần số phôi thấp, tạo các phôi khuyết tật, phôi chín không đều…
VI.ứng dụng của phương pháp nhân giống in vitro
Tạo cây sạch bệnh
Hàng năm sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại rất lớn do các nguồn bệnh nói chung: nấm, vi khuẩn, tuyến trùng… và virus nói riêng. Ví dụ virus Tungro năm 1971 đã cướp đi nửa triệu tấn thóc của nông dân philippin; virus khảm làm giảm tới 20- 30 % sản lượng lúa mì, đại mạch ở các nước Châu âu. Mà virus không thể phòng, chống, tiêu diệt bằng xử lý các chất hoá học như vi khuẩn, nấm, sâu bọ. Cách duy nhất để giảm thiệt hại do virus gây ra là tách chúng ra khỏi cây bệnh, trả lại cho cây cuộc sống bình thường khoẻ mạnh. Phương pháp nhân giống in vitro là phương pháp tạo cây sạch bệnh hữu hiệu nhất.
Từ năm 1940 nuôi cấy mô tế bào được sử dụng vào cải thiện giống cây trồng. Từ khi Kassanis (1957) quan sát thấy đỉnh chồi hay rễ hoàn toàn không hay có rất ít virus, đỉnh sinh trưởng (meristem) đã được dùng để nuôI cấy tạo cây sạch bệnh. Đỉnh sinh trưởng của cây được dùng để nuôi cấy tạo cây sạch bệnh. Đỉnh sinh trưởng của cây thường có kích thước từ 5- 10mm nhưng với mục đích loại trừ vius thì kích thước mẫu cấy chỉ cần 0,1mm. Phương pháp nuôi cấy này có thể áp dụng ở đối tượng cây hai lá mầm như: khoai tây, thuốc lá, cam, chanh, hoa cúc hay ở cây một lá mầm như dứa sợi…
Nhưng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (mô phân sinh đỉnh) vẫn không thể loại trừ hoàn toàn vius. Để tạo giống cây sạch bệnh theo đúng nghĩa Klin Kowski và Shmelze (1974) đã kết hợp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và liệu pháp nhiệt: Xử lý ở nhiệt độ 32- 380C trong 7 ngày có thể loại trừ hoàn toàn những virus có ở đỉnh sinh trưởng (Krylova năm 1973 đã quan sát được 12 tiêu bản virus trên 80- 10nm đỉnh sinh trưởng). Hàng loạt các loại cây trồng làm thức ăn gia súc, cây rau, cây ăn quả, cây hoa… đã được làm sạch bằng phương pháp này.
Để tạo cây sạch bệnh, hoá chất cũng được sử dụng và cho hiệu quả rất tốt. Kết hợp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và sử lý hoá chất giúp cho việc loại bỏ vius có hiệu quả hơn. Các đồng phân của purine và pirimidine, amino acid, hormon sinh trưởng thực vật và các kháng sinh là những hoá chất thường được sử dụng. Nó có tác dụng kìm hãm hoạt động của virus. Gần đây người ta còn sử dụng một số nhóm các chất khác như ara...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status