Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội



MỤC LỤC
TÊN MỤC TRANG
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng 3
1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 5
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế 6
1.2.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 7
1.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển 8
1.2.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ 8
1.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 9
1.2.5. Tín dung ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành, vùng kinh tế kém phát triển 10
1.2.6. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển quan hệ đối ngoại 10
1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng 11
1.3.1. Khái niệm về chất lương tín dụng 11
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 11
1.3.2.1. Chỉ tiêu về dư nợ 11
1.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay 12
1.3.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 12
1.3.2.4. Vòng quay vốn tín dụng 13
1.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận 13
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 14
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 15
1.3.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế 15
1.3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý 16
1.3.4.3. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng 16
1.3.4.4. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 18
1.3.4.5. Các yếu tố tự nhiên 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 19
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 19
2.1.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 19
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 19
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 20
2.1.2. Kết quả đạt được năm 2003 tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 21
2.1.2.1. Nguồn vốn huy động 21
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng năm 2003 22
2.1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp 23
2.1.2.4. Kinh doanh đối ngoại 24
2.1.2.5. Kết quả tài chính 25
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong những năm gần đây 25
2.2.1. Tình hình huy động vốn. 26
2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay 27
2.2.2.1. Dư nợ theo thời gian cho vay 30
2.2.2.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế 31
2.2.2.3. Dư nợ theo ngành kinh tế 32
2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 33
2.2.3. Các chỉ tiêu khác 36
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 38
2.3.1. Những thành tựu đạt được 38
2.3.2. những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó 39
CHƯƠNG 3: MỐT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI 42
3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh 44
3.1.1. Đối với công tác huy động vốn 44
3.1.2. Đối với công tác cho vay và thu nợ 46
3.1.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng 46
3.1.2.2. Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý 48
3.1.2.3. Thức hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy trình công việc 50
3.1.2.4. Tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay 51
3.1.2.5. Xử lý các khoản nợ quá hạn 51
3.1.2.6. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng 52
3.1.2.7. Thực hiện các hoạt động Marketing ngân hàng 53
3.1.2.8. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 53
3.2. Một số kiến nghị 54
3.2.1. Với NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam 54
3.2.2. Với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 55
Kết luận 56
Mục lục 57
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
Trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hay thông qua các trung tâm thanh toán
Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam
2.1.2. Kết quả đạt được năm 2003 tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội.
Trong công tác đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư. Năm 2003 nền kinh tế nước ta đã chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế các nước ASEAN và quốc tế. Là một lĩnh vực đóng vai trò xương sống của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nam Hà Nội nói riêng cần có những bước tiên phong trong quá trình đổi mới vừa phải khắc phục những tồn tại cũ vừa phải vươn lên để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Trong năm 2003 chi nhánh đã đạt được kết quả trên các mặt hoạt động như:
2.1.2.1. Nguồn vốn huy động .
Ngay từ khi thành lập, chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm, với nhiều thuận lợi của Ngân hàng là đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng khuyến mãi, tặng quà…để huy động tiền gửi dân cư. Do vậy trong thời gian ngắn qua chi nhánh đã huy động được số tiền đã đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2003 đạt 2.552 tỷđ tăng so với năm 2002 là 1414000 triệu đồng tương đương với tăng 124% so với năm 2002.
Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Phân theo thời hạn huy động:
+ Nguồn vốn không kỳ hạn là 314 tỷ đồng chiếm 12% tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng là 640 tỷ đồng chiếm 25% tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng là 596 tỷ đồng chiếm 24% tổng nguồn vốn
+ Huy động hộ trung ương: 486 tỷ đồng chiếm 19% tổng nguồn vốn
+ Nguồn ủy thác đầu tư: 516 tỷ đồng chiếm 20% tổng nguồn vốn
Phân theo tính chất nguồn huy động:
+ Tiền gửi dân cư: 488 tỷ đồng chiếm 17,6% tổng nguồn vốn
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: 272 tỷ đồng chiếm 10,7% tổng nguồn vốn
+ Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng: 830 tỷ đồng 32,5% tổng nguồn vốn
+ Huy động hộ trung ương: 486 tỷ đồng chiếm 19% tổng nguồn vốn
+ Nguồn vốn ủy thác đầu tư: 516 tỷ đồng chiếm 20,2% tổng nguồn vốn
Trong tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của kho bạc nhà nước và tiền vay của quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn tại thời điểm đầu năm: 429 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,68% tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh. Đến thời điểm 31/12/2003 là 1881 tỷ đồng, với tỷ trọng 75% cho thấy xu hướng đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng năm 2003.
Doanh số cho vay 12 tháng là 2823 tỷ đồng tăng so với 2002 là 177 tỷ đồng tương đương với 169%.
Doanh số thu nợ12 tháng là 1966 tỷ đồng tăng so với 2002 là 354 tỷ đồng tương đương với 22%.
Tổng dư nợ đến 31/12/2003 là 1278 tỷ đồng tăng so với thời điểm đầu năm 810 tỷ đồng với tốc độ tăng 269%; Băng 167% so với kế hoạch cả năm. Trong cơ cấu tổng dư nợ, có 164 tỷ là dư nợ cho vay ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng 15,3%; Dư nợ cho vay thông thường chiếm 84,7%.
Cơ cấu đầu tư như sau:
Phân theo thời gian cho vay:
+ Dư nợ ngắn hạn: 418 tỷ đồng chiếm 32,7% tổng dư nợ
+ Dư nợ trung hạn: 31 tỷ đồng chiếm 2,4% tổng dư nợ
+ Dư nợ dài hạn: 829 tỷ đồng chiếm 64,8% tổng dư nợ
Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ ở cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng (loại trừ dư nợ chỉ định của Trung ương về cho vay dài hạn Công ty chứng khoán NHNo và Công ty dịch vụ thương mại ngân hàng), đưa tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 34,75%.
Phân theo thành phần kinh tế:
+ Cho vay doanh nghiệp nhà nước: 541 tỷ chiếm 43% tổng dư nợ
+ Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 708 tỷ chiếm 55% tổng dư nợ
+ Cho vay hộ gia đình cá thể: 30 tỷ chiếm 2% tổng dư nợ
Hiện nay chi nhánh đang có 546 khách hàng còn dư nợ vay; trong đó 62 khách hàng là doanh nghiệp (41 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần, còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và 484 hộ gia đình cá nhân. So với thời điểm đầu năm tăng 17 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 109 hộ gia đình (chủ yếu là vay cầm cố sổ tiết kiệm và vay tiêu dùng đối với CBCNV trong các doanh nghiệp nhà nước).
Dư nợ theo ngành kinh tế:
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 275 tỷ chiếm 25,7% tổng dư nợ
+ Thương nghiệp dịch vụ: 839 tỷ chiếm 58,9% tổng dư nợ
+ Dự án đầu tư: 164 tỷ chiếm 15,4% tổng dư nợ
Trong năm chi nhánh đã được hội đồng tín dụng phê duyệt cho vay vượt hạn mức tín dụng đối với công ty Thực phẩm miền bắc số tiền 150 tỷ đồng. Thẩm định trình TW phê duyệt cho vay đồng tài trợ nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng và đã được tổng giám đốc phê duyệt đầu tư số tiền 250 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong 2 năm 2004, 2005.
Tóm lại công tác tín dụng năm 2003 của chi nhánh đã có nhiều cố gắng và thực sự đi vào chất lượng: Đối với những món vay mới thực hiện nghiêm túc thể lệ chế độ quy trình nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tất cả các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi phát tiền vay, thực hiện quy chế thế chấp tài sản, không tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, chiếm đoạt tài sản hay sử dụng vốn sai mục đích. Tiến hành phân loại khách hàng, chọn lựa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hướng, có tín nhiệm để tạo ra một đội ngũ khách hàng tin cậy và mang tính chiến lược lâu dài.
2.1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp.
Như trên đã đề cập, trong năm 2003 chi nhánh đã triển khai, ứng dụng 1 số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như sau:
Thực hiện thành công chương trình giao dịch 1 cửa (Ngân hàng bán lẻ) theo chủ trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tiếp cận chuẩn bị triển khai chương trình WB ở Hội sở và chương trình ngân hàng bán lẻ tới 100% chi nhánh, phòng giao dịch của chi nhánh.
áp dụng thí điểm hình thức huy động tiết kiệm gửi góp để huy động nguồn tiên gửi nhàn rỗi của dân cư,
Thực hiện thí điểm hợp đồng huy động vốn và cho vay đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện mô hình cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN;
Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối triển khai tới các tỉnh trong phạm vi của dự án.
2.1.2.4. Kinh doanh đối ngoại.
Năm 2003 cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc của mình hoạt động đối ngoại của NHNo&PTNT chi nhánh nam Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Theo kế hoạch đề ra thì tốc độ tăng trưở...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status