Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây



 
Lời mở đầu 5
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 8
1.1 Cơ sở lý luận về loại hình du lịch sinh thái 8
1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch sinh thái 8
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của loại hình du lịch sinh thái 10
1.1.3 Các điều kiện cơ bản để phát triển loại hình du lịch sinh thái 12
1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái 14
1.1.4.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học 15
1.1.4.2 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù 15
1.1.4.3 Văn hoá bản địa 16
1.1.5 Các loại hình du lịch sinh thái phổ biến tại Việt nam 17
1.2 Một số vấn đề về loại hình du lịch câu cá 17
1.2.1 Quá trình hình thành và các hình thức du lịch câu cá phổ biến 17
1.2.2 Đặc điểm của du lịch câu cá 18
1.2.3 Khả năng phát triển của loại hình du lịch câu cá tại Việt Nam 19
Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 21
SINH THÁI - LOẠI HÌNH DU LỊCH CÂU CÁ TẠI TỈNH HÀ TÂY 21
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá 21
tại tỉnh Hà Tây 21
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Hà Tây 21
2.1.1.1 Vị trí địa lý 21
2.1.1.2 Dân cư , lao động 21
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế 22
2.1.1.4 Cơ sở hạ tầng 23
2.1.1.4.1 Về mặt giao thông vận tải 24
2.1.1.4.2 Về mặt thông tin liên lạc 24
2.1.1.4.3 Về cung cấp điện năng 25
2.1.1.4.4 Về cung cấp nước 25
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá 25
tại tỉnh Hà Tây 25
2.1.2.1 Các yếu tố tự nhiên 25
2.1.2.1.1 Địa hình 25
2.1.2.1.2 Khí hậu 26
2.1.2.1.3 Thuỷ văn 27
2.1.2.1.4 Động thực vật 28
2.1.2.2 Văn hoá bản địa 29
2.1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hoá 29
2.1.2.2.2 Các lễ hội 29
2.1.2.2.3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống 30
1.2.2.4 Các đặc sản địa phương 31
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 32
2.2.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 32
2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng 32
2.2.1.1.1 Hồ Suối Hai 32
2.2.1.1.2 Hồ Đồng Mô 32
2.2.1.1.3 Quan Sơn 33
2.2.1.1.4 Khu du lịch Thác Đa 34
2.2.1.1.5 Khu du lịch Tản Đà 35
2.2.1.1.6 Khu du lịch Bằng Tạ _ Đầm Long 35
2.2.1.1.7 Hồ Tiên Sa 36
2.2.1.1.8 Trang trại Vân Canh 36
2.2.1.1.9 Trang trại Song Phương vườn 37
2.2.1.2 Hoạt động tiếp thị quảng cáo 37
2.2.1.3 Hoạt động kinh doanh 39
2.2.1.4 Vấn đề bảo vệ môi trường 41
2.2.1.5 Sự tham gia của cộng đồng địa phương 41
2.2 .2 Nhu cầu đối với loại hình du lịch câu cá 42
2.2.2.1 Phiếu thăm dò ý kiến du khách 42
2.2.2.2 Tổng hợp phiếu thăm dò theo các chỉ tiêu về du khách câu cá 42
Một số nhận xét 56
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 57
SINH THÁI – LOẠI HÌNH DU LỊCH CÂU CÁ TẠI TỈNH HÀ TÂY 57
3.1 Quan điểm định hướng phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 57
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 57
3.1.1.1 Phát triển du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo vệ môi trường (tự nhiên và văn hoá - xã hội) 57
3.1.1.2 Phát triển du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. 58
3.1.1.3 Du lịch sinh thái phát triển góp phần quảng bá cho tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương. 60
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Hà Tây 60
3.1.2.1 Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ 60
3.1.2.2 Định hướng tổ chức các loại hình du lịch (Định hướng sản phẩm) 62
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 63
3.2.1 Các giải pháp tổng thể 63
3.2.2 Các giải pháp cụ thể trước mắt 69
Kết luận 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch thể thao trên nước như câu cá, bơi lội, du thuyền…mặt khác điều kiện về thuỷ văn như trên còn là một thuân lợi lớn để Hà Tây xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh… với mật độ sông hồ dày như vậy nhưng độ uốn khúc lại lớn nên gây ra trở ngại khó tiêu thoát nước trong mùa lũ.
Ngoài chức năng tưới tiêu cho đồng ruộng và thoát lũ, các sông hồ ở Hà Tây còn đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cư dân địa phương, điều hoà khí hậu. Đồng thời còn là nơi cư trú và sinh sống của rất nhiều loại sinh vật như cá, chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Những hồ lớn của Hà Tây có thể kể đến như : hồ Đồng Mô _ Ngải Sơn có diện tích 1200 ha, hồ Suối Hai với diện tích gần 1000 ha, hồ Quan Sơn Rộng 850 ha. Bên cạnh đó còn rất nhiều hồ và suối khác như hồ Tiên Sa ( hay còn gọi là hồ Hóc Cua ), hồ Đầm Long, hồ Đầm Xương, hồ Văn Xương, Suối Tiên – Khoang Xanh, Suối Ngọc – Vua Bà, Suối Mơ…
2.1.2.1.4 Động thực vật
Với điều kiện địa hình và thuỷ văn đa dạng, cùng với diều kiện khí hậu ôn hoà, Hà Tây có nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú, nhiều giá trị, tập trung chủ yếu tại vùng núi Ba Vì và Hương Sơn mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Trong một số rừng có tới hơn 200 loài thuốc quý rất có ích cho nghanh y học dân tộc, có 812 loài thực vât thuộc 427 nhánh của 987 họ với hàng trăm loài lan đẹp và nhưng cây quý hiếm như thông đỏ, bách…Ngoài ra còn phải kể tới một hệ động vật phong phú của rừng Quốc gia Ba Vì với 114 loài chim, , 12 loài bò sát ; ở Hương Sơn với trên 800 loài thực vật, 44 loài thú, 15 loài bò sát,9 loài lưỡng cư. Trong đó đặc biệt có một số loài chim quý và chim rừng thường di trú theo mùa. Ơ vùng đồng bằng, ven sông, hầu hết các loại cây nhiệt đới đều góp mặt cùng với nhiều loài động vật và côn trùng.
2.1.2.2 Văn hoá bản địa
Các giá trị văn hoá bản địa có giá trị quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái như cầu nối con người với tự nhiên. Những giá trị này thường là các di tích lịch sử văn hoá, gắn liền với sự phát triển của vùng lãnh thổ ; các lễ hội tôn giáo, hay lễ hội thể hiện những nghi lễ của con người đối với thế giới tự nhiên; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng
2.1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hoá
Với truyền thống văn hoá lâu đời, Hà Tây còn là mảnh đất của những di sản văn hoá dân tộc .Các yếu tố văn hoá ở tỉnh Hà Tây đều chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, hay nói rõ hơn, chịu ảnh hưởng của nền văn minh sông Hồng. Tiêu biểu cho những di tích lịch sử văn hoá của Hà Tây là hàng trăm đình chùa, miếu mạo. Những di tích lịch sử văn hoá này đều gắn liền với lịch sử phát triển tín ngưỡng của cộng đồng. Trong đó có làng cổ Đường Lâm – quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 1; ngôi chùa Đậu nổi tiếng được dựng từ thời Lý với hai pho tượng nhục thân của Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từ 4 thế kỷ trước, chùa Mía – nơi lưu giữ một số lượng lớn các pho tượng Phật độc đáo ; cùng với rất nhiều ngôi chùa khác như chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Tây phương, chùa Thầy, chùa Bối Khê… là niềm tự hào không chỉ riêng của Hà Tây mà còn là của Việt Nam nói chung.Bên cạnh đó, có thể kể đến các đình miếu có niên đại khá lâu như các ngôi đình có từ thế kỷ XVI như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng.
Các lễ hội
Hà Tây còn là quê hương của rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương - đây là lễ hội dài nhất Việt Nam kéo dài từ giữa tháng giêng đến giữa tháng ba âm lịch . Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người hành hương từ khắp nơi trên đất nước đổ về chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại những ngôi chùa nổi tiếng về cảnh đẹp và sự linh thiêng. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng ba âm lịch. Ngoài trẩy hội, du khách còn được hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Đoài, tham gia nhiều trò chơi dân gian và xem múa rối nước ở nhà Thuỷ Đình. Lễ hội chùa Tây Phương đựoc tổ chức vào ngày 6 tháng ba âm lịch hàng năm, khách thập phương đến dự lễ hội vừa cầu kinh niệm Phật để cầu phúc vừa thăm quan thắng cảnh chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc nổi tiếng thời hậu Lê và nghệ thuật điêu khắc gỗ tượng Phật, đặc biệt là 18 pho tượng La hán . Bên cạnh đó, phải kể tới rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống khác cùng với các lễ hội của những làng nghề thủ công như hội làng Chuông, hội làng Đa Sĩ, hội làng Nhị Khê. hội làng Vạn Phúc…
2.1.2.2.3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
Có thể nói Hà Tây là “mảnh đất trăm nghề” với những làng nghề thủ công truyền thống từ rất lâu đời. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô của đất nước qua nhiều thế kỷ - nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên Hà Tây đã trở thành vùng đất chuyên cung cấp những sản phẩm tiện dụng, tinh xảo được sáng tạo từ đôi tay điêu luyện và lành nghề của những người thợ thủ công.
Hiện nay, Hà Tây có 120 làng nghề (chiếm 10% tổng số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 20 làng nghề mà cư dân sống chủ yếu dựa vào nghề. Con số này tuy quá khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của Hà Tây nhưng những làng nghề truyền thống này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của không chỉ những làng nghề mà còn của cả tỉnh Hà Tây nói chung. Hàng năm, thu nhập từ những sản phẩm thủ công truyền thống đem lại cho Hà Tây hàng chục tỷ đồng và càng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh kể cả về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng . Có thể kể tới một số làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, cỏ tế Phú Túc, sơn mài Hạ Thái, rèn Thanh Thuỳ, thêu ren Quất Động, chè lam Thạch Xá, lược sừng Hoà Xá.... Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham gia các hoạt động xã hội. Sự phục hồi và phát triển của những làng nghề thủ công truyền thống nói trên không chỉ là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch, dịch vụ, giải quyết lao động việc làm cho cư dân địa phương, mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Đồng thời, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tây được khôi phục phát triển cũng đem lại sự tự tin cho nhân dân vào một cuộc sống no ấm, g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status