Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp ô tô có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển ngành này không chỉ giải quyết tốt vấn đề giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao nhờ sản xuất những sản phẩm có giá trị vượt trội.
Trong hoàn cảnh nhiều biến động và thách thức như hiện nay các doanh nghiệp cần có những định hướng riêng cho mình để tận dụng được các cơ hội và loại trừ được nguy cơ. Muốn làm được điều đó thì nghiên cứu, phân tích sự tác động của môi trường vĩ mô đến ngành là điều không thể thiếu. Vậy ngành công nghiệp ô tô của nước ta đang đối mặt với những cơ hội và nguy cơ nào từ nền kinh tế vĩ mô và liệu rằng các nhà quản trị trong ngành cần có những hành động nào để có thể đưa ngành công nghiệp ô tô của nước ta phát triển hơn? Những năm gần đây các yếu tố của môi trường vĩ mô có những ảnh hưởng rõ nét hơn đến ngành ô tô ở nước ta. Môi trường biến động đó sẽ đem đến cho Việt Nam những điều gì mới mẻ?
Chính vì muốn tìm hiểu và làm rõ những băn khoăn trên, nên trong đề án của mình em đã chọn đề tài: “ Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam”.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hiểu được những yếu tố nào tác động lên các doanh nghiệp sản xuất ô tô của nước ta, múc độ tác động đến đâu và khả năng tận dung cơ hội dựa trên những vấn đề phát sinh của môi trường vĩ mô.
Đưa ra các thực trạng và xu hướng của nền kinh tế vĩ mô dựa trên những sự kiện của môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam đang chịu tác động; phân tích các yếu tố đó, nhận định vấn đề để xác định được nguy cơ và cơ hội của ngành và đưa ra giài pháp kiến nghị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các nhân tố của môi trường vĩ mô có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô của nước ta trong những năm gần đây và xu hướng tác động vào các doanh nghiệp này trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết có sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, quy nạp và diễn dịch.

PHẦN II: NỘI DUNG TRIỂN KHAI

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát chung về ngành và doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam
1.1. Lịch sử của ngành sản xuất ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp nặng. Nó được coi là một trong những ngành công nghiệp sinh sau đẻ muộn ở nước ta.Năm 1995 là mốc quan trọng của ngành khi doanh nghiệp liên doanh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Điều đó kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp liên doanh lần lượt ra đời. Có thể kể tên đến các đại gia trong lĩnh vực xe cộ như: Mercedes-Benz Việt Nam, Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam…
Cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khác, các doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng có hiệp hội riêng của mình VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam). Hiệp hội là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ ngày 03/03/2000. Ban đầu, Hiệp hội có 11 thành viên; tính đến năm 2008 VAMA có tất cả 17 thành viên ( trong đó có 11 doanh nghiệp liên doanh). Các thành viên VAMA luôn nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng.
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các ban ngành thay mặt của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đăng kiểm, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,… trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách phát triển vì sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.
1.2. Sản phẩm và các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam
1.2.1. Sản phẩm ô tô
Những năm cuối thế kỷ XX việc sở hữu một chiếc xe không phải là một việc dễ dàng gì, thậm chí ở nhiều vùng trong cả nước còn lạ lẫm với hình ảnh của chiếc xe hơi, chứ đừng nói đến sở hữu nó. Sau hơn 10 năm, một chặng đường không quá dài nhưng đủ để cho sản phẩm xa xỉ trở nên quen thuộc và gần với tầm tay của nhiều người hơn.
Đây là thứ hàng hóa cao cấp, có giá trị lớn về kinh tế. Bản thân sản phẩm cũng là mặt hàng cần có sự lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng và hợp với túi tiền của họ. Khi chất lượng cuộc sống tăng lên thì các khoản chi dành cho xe cộ cũng có sự gia tăng theo. Dựa trên mục đích và kích cỡ của từng loại xe, phân thành 4 loại sau:

Chính sự sôi động của ngành và sự đa dạng trong nguồn cung sản phẩm tạo cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hợp lý với họ hơn; cả về giá cả, chất lượng và cả chủng loại xe.
1.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam
Ngành ô tô của Việt Nam ra đời khá muộn. Năm 1995 là năm mà ngành chính thức có doanh nghiệp liên doanh đầu tiên được thành lập. Đa số các hãng, doanh nghiệp có liên quan đến ngành đều nhỏ bé, phần lớn đều rất manh mún. Chỉ có khoảng vài ba doanh nghiệp có khả năng sản xuất ở mức 5000 xe/ năm. Còn ngoài ra đều là các cơ sở lắp ráp nhỏ bé và mức độ tiêu thụ thấp.
Ngành công nghiệp ô tô trong nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đủ loại hình thành phần kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp liên doanh với các thương hiệu lớn trên thế giới chiếm trên 60% trong số những thành viên của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam(VAMA). Các hãng xe và doanh nghiệp tên tuổi đều là thành viên của VAMA. Số lượng thành viên trong VAMA có đến 11/17 thành viên là doanh nghiệp liên doanh. Trong đó ta có các số liệu sau:



PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG TRIỂN KHAI 2
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM 2
1. Khái quát chung về ngành và doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam 2
1.1. Lịch sử của ngành sản xuất ô tô Việt Nam 2
1.2. Sản phẩm và các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam 2
1.2.1. Sản phẩm ô tô 2
1.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam 3
1.2.3. Khái quát đặc điểm sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 7
2. Vai trò của ngành công nghiệp ô tô 10
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM 12
1. Phân tích môi trường vĩ mô 12
2. Phân tích môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam 12
2.1. Môi trường kinh tế 12
2.1.1 Mức tăng trưởng kinh tế nhân tố quan trọng trong nền kinh tế 12
2.1.2. Lạm phát và mức lãi suất 13
2.1.3. Tỷ giá hối đoái 14
2.1.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông 15
2.2. Môi trường công nghệ 17
2.3. Môi trường dân số, văn hóa xã hội 18
2.3.1.Môi trường dân số 18
2.3.2. Môi trường văn hóa, xã hội 19
2.4. Môi trường tự nhiên 19
2.5. Môi trường chính trị và pháp luật 20
2.5.1. Tình hình chung của môi trường chính trị và luật pháp 20
2.5.2. Các chính sách vĩ mô từ môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 21
2.6. Môi trường quốc tế 24
3. Sơ lược về cơ hội và nguy cơ với ngành từ môi trường vĩ mô 25
3.1. Nguy cơ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 25
3.3. Đánh giá chung về cả cơ hội và nguy cơ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam 27
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 29
1. Kiến nghị với Nhà nước 29
1.1. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hệ thống pháp luật, chiến lược cho ngành 29
1.2. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ kỹ năng của con người 29
2. Kiến nghị với các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam 30
PHẦN III: TỔNG KẾT 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33


p3zddRf2nCaEWhY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status