Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài : 1
2. Mục đích nhiệm vụ 2
4. Phương pháp nghiên cứu : 2
5. Kết cấu đề tài : 2
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
 CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 3
I. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH 3
1. Khái niệm, đặc trưng và bản chất của cạnh tranh. 3
2. Lý thuyết về cạnh tranh. 6
II. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ. 9
1. Đối với doanh nghiệp 9
2. Trên phương diện nền kinh tế quốc dân 11
III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH 13
1. Khái niệm 13
2. Những yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thương mại 14
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17
4. Sự cần thiết khách quan nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 18
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 21
I. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM 21
1. Quan điểm về cạnh tranh trong nền kinh tế 21
2. Mục tiêu chính sách cạnh tranh Việt Nam 22
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNTMVN TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN. 23
1. Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại : 24
2. Vấn đề lao động trong doanh nghiệp thương mại : 27
3. Nguồn vốn cho hoạt động : 29
4. Công nghệ kinh doanh : 31
II. CƠ HỘI VÀ KHẢ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ : 33
PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
 CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP. 36
I. GIẢI PHÁP Ở TẦM VĨ MÔ 36
II. GIẢI PHÁP CHO CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP 39
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 41
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ức hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng dựa trên kỹ năng kỹ xảo và cơ sở hạ tầng, thiết bị đang có và sẽ có của một doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ thể hiện khả năng cạnh tranh của nó không chỉ nằm ở mức độ tiên tiến hiện đại của dây truyền tổ chức mà còn ở tính hợp lý thích ứng của nó với các yếu tố khác (nhất là con người). Bởi suy đến cùng thì mọi hoạt động đầu tư đều phải tính đến hiệu quả. Công nghệ kinh doanh của DNTM ngoài cấu trúc tổ chức nhân sự ra còn phải kể tới cách, hình thức tổ chức sắp xếp giao dịch và bán sản phẩm. Nó chỉ có khả năng cạnh tranh được với đối thủ khi công nghệ áp dụng phù hợp với hoạt động, đối tượng của doanh nghiệp.
Sơ đồ : Mối quan hệ 4 nhân tố đến năng lực cạnh tranh một doanh nghiệp
NLCT của DN
Lao động
Vốn Sản phẩm
Công nghệ
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ngoài bốn nhóm yếu tố được xem là nội sinh của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp được đề cập ở mục II2. Chúng thuộc về chiến lược, cơ cấu tổ chức của Công ty thì còn rất nhiều các tác động từ phía môi trường bên ngoài của Công ty. Chẳng hạn, chính sách, định hướng phát triển vĩ mô của chính phủ nước sở tại, văn hoá truyền thống của thị trường, nhu cầu thị hiếu của khách hàng và đặc biệt là chính sách chiến lược cũng như là số lượng đối thủ cạnh tranh nhà cung ứng của Công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của hãng, đến đầu tư cho cạnh tranh để lôi kéo khách hàng, duy trì và phát triển thị phần.
Về vấn đề này nhà kinh tế học M. Porter đã khẳng định rằng Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên chỉ số năng suất. Còn chỉ số này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển và chức năng động của các Công ty. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay Công ty phụ thuộc vào các yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân giữ vai trò quyết định cho phép các Công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể. Theo đó, M. Porter đã đưa ra một khung khổ các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và duy trì năng lực cạnh tranh mà ông gọi là “khối kim cương các lợi thế cạnh tranh”. Trong đó các yếu tố này được ông phân chia một cách tương đối thành 4 nhóm :
Chiến lược, cơ cấu của Công ty và đối thủ cạnh tranh
Các điều kiện về nhân tố sản xuất
Các ngành bổ trợ và các ngành liên quan
Các điều kiện về cầu
Sơ đồ 2 : Khối kim cương các lợi thế cạnh tranh
Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất thể hiện vị thế của một quốc gia (Công ty) về nguồn lao động có đào tạo, vốn, hạ tầng, tiềm năng khoa học công nghệ…
Nhóm các điều kiện về cầu phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhóm các yếu tố về các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của Công ty và các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, Porter còn nhấn mạnh đến vai trò chất xúc tác của Chính phủ trong việc tạo lập, thúc đẩy và phổ biến điều kiện thuận lợi trong khối “Kim cương”.
4. Sự cần thiết khách quan nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
a. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá.
Nó là đặc trưng căn bản của sản xuất hàng hoá, chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu về hàng hoá. Khi cung lớn hơn cầu thì cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh vận động theo sự biến đổi của quan hệ cung cầu, chịu tác động bởi quy luật giá trị, quy luật hình thành giá cả và các quy luật kinh tế khách quan khác. Dưới tác động của các quy luật đó sự cạnh tranh trên thị trường càng mang tính quy luật. Một mặt, quy luật cạnh tranh không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của người kinh doanh. Cùng với quy luật kinh tế khác quản lý cạnh tranh buộc những hãng kinh doanh phải cạnh tranh với nhau trên thị trường bằng chính tiềm lực thực có của mình để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Quy luật cạnh tranh có tác động trực tiếp vào sự thay đổi tiềm lực nội tại và cách cạnh tranh của những doanh nghiệp. Nó buộc họ phải thay đổi công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng khả năng phạm vi tiếp thị, tăng năng suất, đổi mới phương pháp và bí quyết cạnh tranh để tạo thế cũng như lực cạnh tranh tốt hơn các đối thủ.
Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước cũng vận dụng quy luật này trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật để điều tiết các quan hệ cạnh tranh trong nền kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia cũng như người tiêu dùng và toàn xã hội dựa trên tính ưu việt của cạnh tranh. Việc bất chấp quy luật cạnh tranh hay vận dụng không đúng từ phía chính phủ đều phải trả giá hay là thủ tiêu cạnh tranh, mất động lực phát triển tạo xu thế độc quyền hay là tạo môi trường cho cạnh tranh lành mạnh.
Ngoài ra quy luật này còn gắn liền với quy luật phát triển các loại thị trường nội địa với mức độ gắn bó thị trường nôị địa với thị trường khu vực và thế giới. Thị trường phát triển đến đây thị trường cạnh tranh phát triển đến đó. Nó tùy vào điều kiện cạnh tranh do thị trường tạo ra. Mức độ phát triển thực tế trên của từng loại thị trường và khả năng tiếp cận sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện có của Việt Nam mức độ và phạm vi phát triển của thị trường vốn, công nghệ, sức lao động… là khác nhau. Sức cạnh tranh của hàng hoá, doanh nghiệp cũng không giống nhau do khả năng tiếp cận thị trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp quy định.
b. Tính tất yếu của nền kinh tế quá độ nhiều thành phần ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của ĐCSVN đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này phù hợp với luận điểm cho rằng : Trong thời kỳ quá độ lên CNXH tất yếu phải tồn tại nền kinh tế đa thành phần. Hơn thế trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”, Lênin đã viết : “Danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào kinh tế có phải là trong chế độ hiện nay có những thành phần, bộ phận, những mảnh của CNTB & CNXH không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có” (VI. Lênin : toàn tập, NXB Tiến bộ Matxơcơva, t.43, trang 248) .
Vấn đề trong thời kỳ quá độ là phải phát huy và tận dụng tối đa tiềm năng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phi XHCN để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân và phục vụ bước quá độ lên CNXH. Chấp nhận xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần cũng có nghĩa nhiều loại hình sở hữu khác nhau được thừa nhận đặc biệt là sở hữu cá thể. Đây chính là ngọn nguồn của những nỗ lực cạnh tranh, giành giật về lợi ích của mỗi chủ thể sở hữu khác nhau. Qua đó làm gia tăng mức độ cạnh tranh của mọi chủ thể trong cuộc sống. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nó trở nên gay gắt và quyết liệt theo đúng bản chất kinh tế thị trường : “mọi mối quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá”.
c. Tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status