Bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước



MỤC LỤC
chương I:tổng quan về BHXH
chương II: thực trạng về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trong công ty mây tre hà nội
1.Khái quát về tình hình thực hiện các chế độ BHXH trong công ty mây tre hà nội
2.thực trạng thực hiện các chế độ"
.chăm sóc y tế
2.trợ cấp ốm đau
3.trợ cấp thất nghiệp
4.trợ cấp tuổi già
5.trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp
6.trợ cấp gia đình
7.trợ cấp sinh đẻ
8.trợ cấp tàn phế
9.trợ cấp cho người còn sống
III.kiến nghị giải pháp
1.đối với nhà nước
2.đối với công ty mây tre hà nội
IIII. kết luận
1.đánh giá chung về tình hình thực hiện các chế độ
2.xu hướng phát triển
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iên đóng góp gắn hạn, lại đảm bảo trợ cấp nhanh, hơn nữa nó phù hợp với tâm lý người lao động trẻ họ thường e sợ đến những khó khăn trước mắt, đồng thời nó mang lại sự tín nhiệm đối với BHXH. Trái lại, có những nước bắt đầu thực hiện BHXH bằng các chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật, tử tuất… Ưu điểm của việc thực hiện các chế độ này là khi bắt đầu thực với những chế độ BHXH ít phải chi trả trợ cấp ngay và thường xuyên, do đó có thời gian tích luỹ quỹ BHXH lên có thể đem đầu tư sinh lợi tăng trưởng thêm thu nhập cho BHXH nói riêng và cho quốc gia nói chung. Nhưng không phải mọi quốc gia đều thiết lập một cơ chế BHXH một cách hoàn thiện, mà bằng cách này hay cách khác tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cho phép của đất nước, việc thiết lập còn phải dựa trên cơ sở cố gắng lỗ lực của Nhà nước.
Sơ lược quá trình hình thành phát triển của BHXH Việt Nam:
BHXH Việt Nam ra đời à một bước đột phá tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội ngay từ lúc đầu. Thực tế BHXH đã ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc. Một trong những chính sách nổi bật nhăm duy trì bộ máy cai trị của chính quyền thực dân là chính sách BHXH cho đội ngũ công chức, quân nhân Việt Nam và lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông dương (Gồm các chế độ hưu bổng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau. Do đây là các chế độ BHXH đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam cho lên phạm vi thực hiện còn hạn hẹp. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm đến BHXH và BHXH thực sự là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động và cộng đồng. Điều đó được thể hiện ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Sắc lệnh 54/SL ngày 01/11/1945 ấn định những công chức về hưu. Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức. Hai sắc lệnh này đã quy định cho công chức phải đóng hưu liễm vào trong quỹ hưu bổng có phần đongs thêm của Nhà nước. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và tiền tuất đối với viên chức. Trong khu vực sản xuất lúc này chưa thành lập quỹ BHXH, nhưng sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 và sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 đã ấn định cụ thể các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nan lao động, hưu trí và tử tuất đối với công nhân.
Sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc, thực hiện Hiến pháp năm 1959 hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ trợ cấp BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/11/1961. Các chế độ BHXH bao gòm 6 loại trợ cấp:
- Chế độ trợ cấp ốm đau,
- Chế độ trợ cấp hưu trí,
- Chế độ trợ cấp tử tuất,
- Chế độ trợ cấp thai sản,
- Chế độ trợ cấp mất sức lao động,
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Như vậy sau nghị định 218/CP, BHXH Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý là đến lúc này Quỹ BHXH cũng được thành lập- là Quỹ thuộc ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp một tỷ lệ % so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức và công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Điều lệ tạm thời này được thực hiện trong suet gần 32 năm. Trong quá trình đó có một số điểm bổ sung, sửa đổi nhưng chỉ là về tỷ lệ nộp của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, điều kiện và mức hưởng trợ cấp, cách tính thời gan công tác, tiền lương làm căn cứ tính mức trợ cấp, cơ quan quản lý Quỹ BHXH. Cái mới của giai đoạ này là đã có thêm cơ chế BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh trong khu vực tiểu thủ công nghiếp. Liên hiệp xã TW ban hành điều lệ tạm thời về chế độ BHXH đối với các xã viên hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất tieẻu thủ công nghiệp (theo quyết định 292/BCH- LĐ ngày 15/2/1982. Về cơ bản điều lệ này mô phỏng theo mô hình các chế độ BHXH trong khu vưc Nhà nước, tuy có tính đến một số đặc điểm của nghành sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc điểm khác quan trọng hơn là nguồn thu dựa trên cơ sở tiền đóng góp của người lao động nhưng do sản xuất tiểu thủ công nghị không ổn định nên người lao động đóng góp không thườg xuyên, quỹ BHXH lại không có sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy Điều lệ chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn gủi đến năm 1989 phải chấm dứt ở giai đoạn này trong khu vực nông nghiệp tuy chưa có bảo hiểm (BH) chính thống nhưng do nhu cầu cuộc sống ở một số nơi đã tự phát lập ra chế độ BH tuổi già trong phạm vi thôn xã là chính. Quỹ BH tuổi già chủ yếu hình thành bằng số thóc nộp của những người tham gia, trợ cấp tuổi già cũng bằng số thóc cho nên điều này chủ yếu là hình thức sơ khai có tính chất BHXH, phạm vi tác dụng còn nhiều hạn chế.
Như vậy trải qua 30 năm thực hiện cho đến thời gian gần đây các chế độ BHXH như đã nêu phần trên đã được nhiều lần sửa đổi bổ xung theo sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Trong các lấn đó, lần sửa đổi bổ sung quan trọng nhất là vào 8/1985 bằng nghị định 236/HĐBT khi Nhà nước tổng điều chỉnh Giá - Lương- Tiền để phù hợp với chính sách kinh tế xã hôị trong giai đoạn đổi mới ở nước ta, khi công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội thì việc cải cách đổi mới chế độ BHXH là một yêu cầu cấp bách. Ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 43/CP quy định tạm thời về chế độ BHXH cho người lao động ở các thành phần kinh tế. Đây là sự cải cách toàn diện về BHXH nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp ỷ lại mở ra loại hình BHXH bắt buộc và loại hình BHXH tự nguyện; thực hiện cơ chế đóng góp phí BHXH đối với những người được BH. Trong loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động củng phải đóng góp phí BHXH nhân danh những người lao động sử dụng, quỹ BHXH đươc Nhà nước hỗ trợ thêm; quyết định lại 5 chế độ trợ cấp BHXH là: ốm đau (ngoài BHYT), tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất và xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu hiện tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hoá BHXH trong cả nước.
Trên cơ sở thực tiến thực hiện BHXH từ trước đến nay, nhất là căn cứ những kinh nghiệm thực hiện Nghị định 43/CP cơ chế BHXH đã được định thành một chương trong Bộ Luật lao động được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/1994 và đã được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH mới ban hành kèm theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 và nghị định 19/CP ngày 11/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam. Từ đây hệ thống quản lý đối tượng tham ra BHXH bắt buộc trở thành một công tác mang tính pháp lý hơn, tập trung thống nhất hơn. Hướng tới khi có luật BHXH ra đời chính thức thì công tác này sẽ có sự thay đổi nhất định và hoàn thiện hơn nữa.
Tóm lại cùng với quá trình hoàn thiện đổi mới chính sách BHXH đối với người lao động, công tác quản lý đối tượng tham ra BHXH bắt buộc ngày càng trở thành một yếu tố trọng tâm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status