Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây



Mục lục
A- LỜI NÓI ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 3
I.1 - Khái niệm, vai trò, vị trí đặc trưng và tiêu chí nhận dạng của kinh tế trang trại: .3
I.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại: 3
I.1.2 - Đặc trưng và tiêu chí xác định kinh tế trang trại: .4
I.1.2.1. Đặc trưng kinh tế trang trại .4
I.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại 6
I.1.3 Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại .9
I.1.3.1 Về mặt kinh tế: 9
I.1.3.2. Về mặt xã hội: .10
I.1.3.3 Về mặt môi trường: 10
I.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại 11
I.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 16
I.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 16
I.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế, xã hội. 16
I.3.2.1 Nhân tố thị trường .17
I.3.2.2 Nhân tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật .18
I.3.2.3 Nhân tố về sự hình thành các vùng chuyên môn hoá 19
I.3.2.4 Nhân tố về sự tích tụ tập trung cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất trước hết là đất đai và vốn sản xuất 19
I.3.2.5 Nhân tố về lao động .20
I.3.2.6 Nhân tố về bản thân chủ trang trại: .20
I.3.2.7 Nhân tố về hạch toán và phân tích kinh doanh: .20
I.3.2.8 Nhân tố về môi trường pháp lý 21
I.3.2.9 Nhân tố về chính sách Nhà nước 21
1.4 Vài nét về kinh tế trang trại Việt Nam hiện nay. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH HÀ TÂY 26
II.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây. 26
II.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 26
II.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .26
II.1.1.2 Khí hậu 27
II.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên đất đai. 28
II.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng: 30
II.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước mặt: 30
II.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. 31
II.1.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Nông nghiệp. 31
II.1.2.2. Dân số và lao động 33
II.1.2.3. Điều kiện về kinh tế .34
II.1.3 Một số nhận xét đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 35
II.2. Thực trạng về kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây. 37
II.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây. 37
II.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại và xu hướng biến động trong thời gian qua. 38
II.2.3. Tình hình về quy mô đất đai của các trang trại ở Hà Tây. 39
II.2.4. Thực trạng về vốn của các trang trại tỉnh Hà Tây 41
II.2.5. Thực trạng về nhân lực trong các trang trại ở tỉnh Hà Tây. 44
II.2.6 Tình hình tổ chức sản xuất trong các trang trại tỉnh Hà Tây 46
II.2.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tỉnh Hà Tây 47
II.2.8. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại tỉnh Hà Tây 49
II.2.8.1. Giá trị sản xuất của trang trại 49
II.2.9.2. Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của các trang trại tỉnh Hà Tây. 50
II.3. Một số nhận xét chung từ nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Hà Tây. 53
II.3.1. Một số kết quả đạt được của kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây. 53
II.3.2. Một số hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây và nguyên nhân. 54
II.3.2.1 Một số hạn chế trong phát triển kinh tế trang trịa ở tỉnh Hà Tây. 54
II.3.2.2 Nguyên nhân chủ yếu .55
CHƯƠNG III 57
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HÀ TÂY 57
III.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại ở Hà Tây. 57
III.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây trong thời gian tới. 58
III.3. Những giải pháp kinh tế chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây 60
III.3.1 Giải pháp về đất đai 60
III.3.2. Giải pháp thị trường: 63
III.3.3. Giải pháp về vốn: 66
III.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của trang trại. 68
III.3.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 71
III.3.6. Giải pháp khoa học kỹ thuật – công nghệ 72
III.3.7. Hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại. 73
C-KẾT LUẬN 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xuất kinh doanh và sinh hoạt của dân cư được chú trọng phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tây đến năm 2006 tỉnh Hà Tây có 295 xã, 1815 thôn thì tuyệt đối các thôn đều đã có điện lưới cung cấp đảm bảo tương đối đầy đủ về thời gian và công suất cấp. Đây là điều kiện quan trọng để các trang trại trang bị các máy móc thiết bị kỹ thuật tiêu thụ điện góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tiết kiệm chi phí và thời gian lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của kinh tế xã hội nói chung, riêng đối với
II.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số tỉnh Hà Tây tính đến 1/7/2006 là 2.554.745 người (Bảng 2 ), chiếm 3,09% dân số cả nước và là địa phương đông dân thứ 5 (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá). Trong 64 tỉnh thành cả nước mật độ dân số bình quân là 1.152 người/km2, đứng thứ 8. Trong số 64 tỉnh thành cả nước và gấp 4,6 lần mật độ dân số bình quân chung của cả nước.
Hà Tây là tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào. Năm 2006 có 1346,2 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,7% dân số toàn tỉnh. Trong số đó ở nông thôn là 1219856 người, ở thành thị là 126344 người. Lao động Hà Tây nhìn chung là có phẩm chất tốt, cần cù chịu khó, ham sáng tạo học hỏi và có chí làm giàu.
Bảng 2: Tình hình dân số Hà Tây biến động qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1000 người
%
1000 người
%
1000 người
%
A- Dân số
2500,2
100
2525,7
100
2554,7
100
B- Phân theo khu vực
- Thành thị
245,0
98
259,4
10,3
363,3
10,5
- Nông thôn
2255,2
90,2
2266,3
89,7
2291,4
89,5
C- Phân theo giới tính
- Nam
1205,0
48,2
1217,3
48,2
1285,5
50,3
- Nữ
1295,2
51,8
1308,4
51,8
1269,2
49,7
D- Phân theo độ tuổi
- Trong độ tuổi lao động
1287,3
51,5
1306,6
51,7
1346,2
52,7
- Ngoài độ tuổi lao động
1212,9
48,5
1219,1
48,3
1208,5
47,3
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây
Về chất lượng lao động trong những năm qua cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nếu năm 2000 trình độ học vấn của lao động ở mức tốt nghiệp Phổ thông trung học là 20,07% thì năm 2006 con số này đã tăng lên 26,4%. Trình độ thâm canh, chuyên canh khá, nhanh chóng biết tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bước đầu dã hình thành ý thức sản xuất theo cách tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên chất lượng lao động tỉnh Hà Tây còn có một số hạn chế cần được khắc phục đó là; Tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề còn ở mức rất thấp; Số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 29,97%, lao động khu vực Nông thôn chỉ quen thuần nông và gắn bó với đồng ruộng, thiếu kiến thức hiểu biết về kinh tế thị trường, bên cạnh đó do việc làm không đủ đáp ứng nên thời gian 1 lao động Nông thôn thực hiện một ngày trung bình chỉ đạt ở mức thấp, khoảng 65% tương đương với 5,2 giờ/ngày.
II.1.2.3. Điều kiện về kinh tế.
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, thời quan qua với sự nỗ lực của toản tỉnh, kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, tổng giá trị sản phẩn (GDP), toàn tỉnh Hà Tây năm 2006 đạt 7779,06 tỷ đồng, nếu tính theo giá thực tế thì GDP năm 2006 là 13828.85 tỷ đồng (Bảng 3).
Bảng 3: GDP và GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tây qua các năm.
Năm
Giá thực tế
(tỷ đồng)
Giá so sánh
- năm 1994(tỷ đồng)
Bình quân
GDP/người năm.
Giá thực tế (1000đ)
2003
10772.90
6622.97
4501.32
2004
11791.55
7008.33
4716.24
2005
12810.20
7393.70
5071.94
2006
13828.85
7779.06
5413.10
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2003-2006
Trong giai đoạn 2003-2006 giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,4% năm trong đó tốc độ tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở mức cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp hơn và có xu hướng giảm tỷ trọng. So với năm 2003, năm 2006 tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 30,15 % lên đến 32,06 %, ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 29,26 % lên đến 31,42 %, ngành Nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 40,59 % xuống còn 36,52 %.
Nhìn chung kinh tế của tỉnh có tốc độ phát triển khá và tương đối bền vững trong những năm vừa qua, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống của người dân có sự cải thiện rỏ rệt. Đối với các trang trại thu nhập của người dân tăng là tín hiệu rất đáng mừng vì chứng tỏ sức mua của thị trường nông thôn tăng lên nhất là đối với những sản phẩm hang hoá nông sản có chất lượng cao. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Hà Tây chủ yếu vẫn là kinh tế Nông nghiệp, tổng giá trị sản phẩm ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng ở mức cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt ở mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
II.1.3 Một số nhận xét đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây, đứng trên góc độ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại em có một số nhận xét như sau:
Nhìn chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tây có nhiều ưu thế cho sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
Tỉnh Hà Tây có địa hình địa dạng ,thổ nhưỡng, khí hậu khá phong phú đa dạng, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của nhiều lọai cây trồng vật nuôi. Đây là lợi thế, nền tảng to lớn để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thiết kế, quy hoạch các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, các trang trại có lợi thế trong việc lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng miền trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung, tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao, chủng lọai đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu ngay càng cao của người tiêu dùng.
Với số lượng quỹ đất chưa sử dụng, đất có diện tích nước mặt có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều (16,3 ngàn ha). Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ, cá thể tập trung đất đai hình thành và phát triển mở mang thêm diện tích trang trại.
Vị trí địa lý của tỉnh Hà Tây do nằm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương lân cận có nền kinh tế đang phát triển mạnh, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các trang trại trong việc tập trung các yếu tố đầu vào, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất và thực hiện phân phối, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của trang trại trên các thị trường trong vùng, khu vực và trong cả nước.
Hà Tây là tỉnh có dân số đông, một mặt đây là thị truờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại, mặt khác cung cấp nguồn nhân lực rất dồi dào với giá tiền công tương đối rẻ cho các trang trại.
Tuy nhiên bên cạnh những thu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status