Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt .04
Danh mục sơ đồ, bảng biểu . .05
LỜI NÓI ĐẦU . .06
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM TỪ CÁC HỆ THỐNG SIÊU THỊ KHÁC
 
1.1. Khái niệm về thương hiệu . .09
 1.1.1. Thương hiệu là gì?.09
 1.1.2. Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh .11
 
1.2. Tình hình xây dựng thương hiệu ở Việt Nam trong thời gian qua .12
 1.2.1. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề thương hiệu .13
 1.2.2. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về thương hiệu .13
 1.2.3. Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu .14
 1.2.4. Khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu . .14
 1.2.5. Bảo hộ thương hiệu. .15
 
1.3. Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển thương hiệu . .15
 
1.4. Thương hiệu mạnh . .17
 1.4.1. Thế nào là một thương hiệu mạnh?.17
 1.4.1.1 Tầm nhìn thương hiệu . 18
 1.4.1.2. Hình ảnh của thương hiệu . .19
 1.4.1.3. Tính cách của thương hiệu .19
 1.4.1.4. Điểm khác biệt của thương hiệu 19
 1.4.1.5. Sức sống của thương hiệu .20
 1.4.2. Ý nghĩa của một thương hiệu mạnh . .20
 1.4.3. Những lợi ích của một thương hiệu mạnh . 23
1.5. Sáng tạo và sử dụng thương hiệu . .24
 1.5.1. Tiêu chí 24
 1.5.2. Sáng tạo nhãn hiệu .25
 1.5.3. Sử dụng thương hiệu .26
 1.5.4. Tái sáng tạo nhãn hiệu .27
 
1.6. Bài học kinh nghiệm từ các siêu thị khác . .28
 1.6.1. Big C .28
 1.6.2. Metro Việt Nam .32
 1.6.2.1. Lịch sử phát triển Metro Việt Nam . .32
 1.6.2.2. Metro là ai?.33
 1.6.2.3. Dịch vụ tại Metro . .34
 1.6.2.4. Những tiện ích tại Metro . .35
 1.6.3. Melinh PLAZA . . .35
 1.6.3.1. Vị trí điạ lý . .36
 1.6.3.2. Quy mô đầu tư .36
 1.6.3.3. Các lợi thế của MeLinh Plaza dối với nhà sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng . .36
 1.6.3.4. Các dịch vụ tại MeLinh Plaza . 37
 1.6.4. Parkson . 38
 1.6.5. Wal- Mart . 39
 1.6.6. Bài học kinnh nghiệm cho InTiMex . 40
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ INTIMEX
 
2.1. Giới thiệu công ty InTiMex Hà Nội . .42
 2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của công ty .42
 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.44
 2.1.2.1. Chức năng của công ty . .44
 2.1.2.2. Nhiệm vụ 44
 2.1.2.3. Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty .45
 2.1.2.4. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của công ty .46
 2.1.2.5. Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của công ty .47
 2.1.2.6. Đặc điểm của việc kinh doanh du lịch và dịch vụ của công ty .47
 2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty .48
 
2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty Intimex Hà Nội . .52
 2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 52
 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng Nhập khẩu của Công ty .61
 2.2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty .62
 2.2.4. Tình hình thị trường của Công ty .67
 
2.3. Thực trạng công tác phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex .68
 2.3.1. Hệ thống siêu thị InTiMex .68
 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội nhập đối với việc phát triển thương hiệu siêu thị của công ty . 75
 2.3.2.1. Thuận lợi 75
 2.3.2.2. Khó khăn 76
 2.3.3. Chiến lược xây dựng thương hiệu siêu thị của công ty . .78
 2.3.3.3. Các hoạt động Marketing .78
 2.3.3.4. Công tác định vị thương hiệu .80
 
 
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU INTIMEX
 
 3.1. Các giải pháp cho hệ thống siêu thị InTiMex . .81
 3.1.1. Tổ chức phát triển, mở rộng thương hiệu . .81
 3.1.1.1. Nghiên cứu thị trường .81
 3.1.1.2.Phân khúc thị trường .85
 3.1.1.3. Phát triển chiến lược tiếp thị .88
 3.1.1.4.Phát triển chiến lược quảng cáo .89
3.2. Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh .90
 3.3. Nâng cao khả năng quản lý thương hiệu của doanh nghiệp .91
 3.4.Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc bảo hộ thương hiệu .91
 
KẾT LUẬN .94
Danh mục tài liệu tham khảo .95
PHỤ LỤC .96
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


r, Prsche Design, Guerlian, Calvin Klein… và Timberland.
Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc đẳng cấp quốc tế Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng VN chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu. Do vậy Parkson đã chọn lựa những mặt hàng phù hợp với tôn chỉ hoạt động của Parkson. Hiện có những nhãn hiệu VN được ưa chuộng như WOW, Nguyen Jenny và Donga Silk… đang có mặt tại Parkson.
Ngoài bộ phận kinh doanh bán lẻ Lion Group còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất sắt thép, xe hơi, sản phẩm nông nghiệp, truyền thông… và bất động sản.
Việc đầu tư vào ngành bán lẻ tại VN đánh dấu bước khởi đầu cho những dự án đầu tư tiếp theo của Lion Group vào các lĩnh vực khác. Hiện sản xuất thép và kinh doanh bất động sản là 2 hướng đầu tư tiếp theo mà Lion Group rất quan tâm. Riêng về trung tâm thương mại, sau TP.HCM, Hà Nội sẽ là điểm đến tiếp theo.
1.6.5. Wal-Mart
Từ 44 năm nay, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart đã cam kết với khách hàng giá rẻ nhất. Thế nhưng khách hàng cần sự bảo đảm của thương hiệu. Trong quá khứ, Wal-Mart đã quá tập trung vào giá rẻ, nhưng khách hàng không chỉ quan tâm đến giá. Nên hiện nay, Wal-Mart khởi đầu chiến dịch mời chào khách hàng đến với những sản phẩm đắt tiền hơn.
Tiền đề của chiến dịch này dựa trên cuộc điều tra nghiên cứu, phân loại 200 triệu khách hàng của Wal-Mart thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là "người thích hàng hiệu" - những người có thu nhập thấp nhưng thích các thương hiệu nổi tiếng. Nhóm thứ hai là "người giàu thích giá rẻ", và nhóm thứ ba là "người chọn giá rẻ" - những người thích giá rẻ vì không có khả năng tiêu xài nhiều hơn.
Tăng doanh số bằng bán hàng cao cấp
Tập đoàn có doanh thu 345 tỉ USD này đã đưa ra chiến lược mới nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách giới thiệu và quảng cáo các sản phẩm cao cấp. Lãnh đạo Wal-Mart tin rằng, với chính sách này, họ sẽ không còn lệ thuộc vào việc mở thêm cửa hàng để tăng doanh số. Trung bình Wal-Mart mở thêm khoảng 300 cửa hàng một năm. Đặc biệt, trong năm 2006, Wal-Mart đã tích cực bành trướng ra Ấn Độ và Trung Quốc để bù đắp cho phần doanh thu sụt giảm trong nước.
Ông Fleming, giám đốc sản phẩm mới của Wal-Mart, tin rằng tập đoàn phải giữ được lợi thế về giá rẻ. Theo ông, đó là lý do người ta đến mua sắm ở Wal-Mart, kể cả những người rất giàu có. Việc thu hút khách hàng mua sắm các mặt hàng cao cấp phải thực hiện với quy mô nhỏ và được tiến hành một cách cẩn thận.
Khai thác khách hàng mục tiêu
Cũng từ kết quả nghiên cứu trên, các quyết định nhập hàng của Wal-Mart phải được tổ chức cho cả ba nhóm khách hàng thay mặt cho đa số. Ba nhóm này có điểm chung là thích giá rẻ, nhưng họ không thích sản phẩm rẻ tiền. Do đó, Wal-Mart đang lập ra những nhóm bán hàng để xử lý năm nhóm sản phẩm "mạnh" nhằm vào các khách hàng này - thực phẩm, giải trí, may mặc, gia dụng và dược phẩm.
Điển hình cho chiến lược mới là gian hàng điện tử, nơi cải thiện việc bán hàng không chỉ bằng cách đưa ra giá rẻ nhất mà còn giới thiệu các thương hiệu nổi tiếng.
Nhưng chỉ với một vài sản phẩm có thương hiệu đặt rải rác trong mỗi bộ phận thì chưa đủ. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc tiếp thị Fleming, Wal-Mart hiện không chỉ tập trung vào giá, mà còn mở thêm phòng thiết kế ở Manhattan, tổ chức các chương trình biểu diễn thời trang và mua quảng cáo trên những tạp chí thời thượng như Vogue.
Đi sâu nghiên cứu, ông Fleming nhận thấy có cả triệu khách hàng Wal-Mart chỉ mua những đồ dùng gia đình như khăn giấy và nước giải khát. Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ. Ví dụ như có những khách hàng mà Fleming gọi là "khách hàng có chọn lọc" chỉ mua những đồ gia dụng ở Wal-Mart, và chẳng bao giờ mua quần áo.
Trước đây Wal-Mart phản ứng bằng cách giới thiệu những quần áo thời trang, nhưng không có hiệu quả vì không hiểu rõ động cơ mua sắm của khách hàng. Khi doanh số ở Wal-Mart sụt giảm, các giám đốc cao cấp quy lỗi cho các hàng hoá thời thượng. Tổng giám đốc lúc đó là H. Lee Scott Jr. cho rằng công ty đã "đi quá xa quá nhanh".
Thay vì quảng cáo hàng giá rẻ, Wal-Mart nói rằng: "Tiết kiệm tiền để bạn có một cuộc sống khá hơn".
1.6.6. Bài học kinh nghiệm cho InTiMex
- Có thể thấy những siêu thị của các tập đoàn lớn tại Việt Nam với kinh nghiệm dày dạn trên thị trường “đánh bóng” thương hiệu của mình bằng cách chi phí vào các hoạt động gây ấn tượng như tài trợ thể thao, hay tiếp thị, quảng cáo, dẫn lối cho hàng hóa mang thương hiệu siêu thị của họ.
- Bán nhiều lãi ít bao giờ cũng tốt hơn - cũng là một phương châm của các siêu thị này. Về điều này không phải ai cũng làm nổi. Đạo đức trong kinh doanh trước hết phải biểu hiện ở sự trung thực về chất lượng, giá cả của sản phẩm. Điều đó lý giải tại sao hai siêu thị cùng bán một mặt hàng mà một bên suốt ngày tấp nập, một bên thì bán không hiệu quả.
- Tạo ra ra thương hiệu đã khó nhưng phát triển thương hiệu sẽ càng khó hơn nhiều. Và để duy trì và tạo dựng uy tín đối với sản phẩm của mình các đại siêu thị luôn chủ động và sáng tạo trong các chiến lược phát triển thương hiệu của mình. Big C, Metro…, đã đề ra một sách lược kinh doanh và tiếp cận thị trường vô cùng sáng tạo.
- Chất lượng hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ tại Big C, Metro, Plaza luôn được đảm bảo, hơn nữa khách hàng đến với những hệ thống siêu thị này luôn được tiếp cận với sự tiện lợi, hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khó tính nhất.
- Kinh doanh siêu thị phải chuyên nghiệp, một siêu thị không chỉ là nơi mua sắm bình thường mà nó còn phải là một quần thể giải trí, mang đến cho người dân một phong cách mới ''tất cả trong một'' (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây...), xu hướng tất yếu của một thành phố hiện đại và bận rộn. Để làm được điều đó thì ban lãnh đạo phải là những người chuyên nghiệp, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có văn hoá trong kinh doanh cũng như trong các quy định mua bán, phục vụ khách hàng….
Trên đó là những bài học kinh nghiệm mà InTiMex có thể tham khảo và áp dụng thực hiện trong hoạt động kinh doanh siêu thị của mình để tăng khả năng cạnh tranh tạo nên sự hiệu quả.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ INTIMEX
2.1. Giới thiệu công ty InTiMex Hà Nội
2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của công ty
Công ty xuất nhập khẩu InTiMex nguyên là Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương được thành lập vào ngày 10/8/1979. Đây là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành nội thương, có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu của quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lý đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngày 22/10/1985, do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội thương thông qua Nghị định số 225/HĐBT đã chuyển Công ty xuất nhập khẩu nội thương thành Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã.
Theo quyết định số 496/TM - TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 20/3/1995, Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và hợp tác xã Hà Nội được đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status