Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bào hiểm bưu điện PTI - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3
I- Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3
II. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 7
III- Một số nội dung chính nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 9
1- Đối tượng bảo hiểm - Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe 9
2- Phạm vi bảo hiểm: 11
3- Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 13
4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 14
4.1. Số tiền bảo hiểm: 14
4.2. Phí bảo hiểm 15
4.3. Trách nhiệm đóng phí và thời gian thu nộp phí 18
4.4. Mức tăng, giảm phí: 20
5. Trách nhiệm của các bên có liên quan; 21
5.1 Đối với chủ xe: 21
IV. Quy trình khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thư ba; 23
1. Khâu khai thác : 23
2. Công tác giám định: 24
3. Công tác bồi thường 25
3.1. Bồi thường thiệt hại về tài sản: 29
3.2. Bồi thường về tính mạng, sức khoẻ: 29
3.3. Thiệt haị thu nhập 30
4. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 34
IV. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 35
1. Ý nghĩa các chỉ tiêu: 35
2. Nội dung các chi tiêu: 36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM HƯU ĐIỆN (PTI) 37
I. Một số nét khái quát về công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 37
1.Sự ra đời và hoạt động của PTI: 37
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty: 40
2.1. Ban Giám Đốc : 41
2.2. Phòng Tổ chức- Cán bộ- Lao động Tiền lương 41
2.3.Phòng Hành chính- Quản trị: 42
2.4. Phòng Tài chính – Kế toán: 43
2.5. Phòng kế hoạch kinh doanh đầu tư : 44
2.6. Phòng giám định bồi thường: 45
2.7. Phòng Quản lý nghiệp vụ – Pháp chế: 46
2.8. Phòng tái bảo hiểm: 48
2.9. Phòng bảo hiểm hàng hóa. 49
2.10. Phòng bảo hiểm Tài sản- Kĩ thuật. 49
2.11. Phòng bảo hiểm Phi hàng hải. 50
2.12. Các phòng bảo hiểm khu vực ( 6 phòng). 50
3-Những thuận lợi và khó khăn: 51
3.1- Những thuận lợi: 51
3.2- Những khó khăn: 52
4-.Kết quả kinh doanh : 52
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện giai đoạn 2001-2005 55
2.1-Quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với nười thứ ba của công ty bảo hiểm bưu điện được tiến hành theo các bước sau: 56
1. Khâu khai thác 56
2. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất 58
3-Khâu giám định bồi thường: 59
4- Lập biên bản giám định: 62
5- Khâu bồi thường: 62
II. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khi nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI 63
1. Kết quả đạt được: 63
2- Các tồn tại và nguyên nhân: 69
CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) 70
1. Khâu khai thác 71
2. Khâu giám định bồi thường 72
3- Đào tạo cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 73
4. Không ngừng nâng cấp hệ thống thông tin, các công cụ tin học 74
5-Công tác đề phòng hạn chế tổn thất : 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
MỤC LỤC 78


Chi phí thực tế cho nạn nhân là khoản chi phí về gia đình nạn nhân hay cơ quan đoàn thể bỏ ra do có sự thiệt hại về tính mạng hay sức khoẻ của nạn nhân. Bao gồm:
a. Chi phí mai táng: Là khoản chi cho việc đưa tang, chôn cất tìm kiếm xác (nếu có). Các khoản này giải quyết theo chi phí thực tế, nhưng tối đa không vượt quá 25% mức trách nhiệm.
b. Chi phí cứu chữa nạn nhân:
- Chi phí cấp cứu: Bao gồm chi phí cấp cứu ban đầu, chi phí di chuyển bệnh viện, chi phí đi lại khám chữa thương tích, chi phí đi lại của người chăm sóc nạn nhân (nếu có).
- Tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác liên quan đến việc điều trị tai nạn như: tiền thuốc, máu, dịch tuyến, chụp phim, chi phí phẫu thuật, làm chân tay giả, viện phí.v.v…
- Tiền bồi dưỡng nạn nhân: bằng 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm trên ngày tính từ ngày bị nạn cho đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày.
- Tiền công chăm sóc nạn nhân (nếu nạn nhân không tự phục vụ được). Mức giải quyết 0,1% mức trách nhiệm bảo hiểm /ngày kể từ ngày nạn nhân bị tai nạn đến khi vết thương được điều trị ổn định, tối đa không quá 180 ngày.
3.3. Thiệt haị thu nhập
Khoản thu nhập giảm sút hay bị mất gồm những khoản thu nhập do nạn nhân phải nằm điều trị. Thu nhập dùng làm cơ sở tính mức mất hay giảm thu nhập thực tế, ổn định ít nhất 6 tháng. Tiền của bản thân nạn nhân trước khi xẩy ra tai nạn.
Thiệt hại nhập gồm:
- Thu nhập trong và sau khi điều trị
- Trường hợp bị thương:
+ Sau khi xẩy ra tai nạn, nếu nạn nhân không còn thu nhập nữa thì thu nhập bị mất là thu nhập trước khi xảy ra tai nạn.
+ Trong thời gian điều trị thương tích, nạn nhân phải ngừng lao động thì thu nhập bị mất là thu nhập của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn tương ứng với số ngày phải ngừng lao động. Nếu nạn nhân vẫn còn thu nhập về tiền lương thì thu nhập bị giảm là thu nhập trước khi xẩy ra tai nạn từ đi phần tiền lương đó.
- Trường hợp chết:
- Thu nhập bị mất đối với gia đình nạn nhân là thu nhập của nạn nhân trừ phàn chi tiêu của bản thân khi còn sống tạm thời quy định chi tieue cho bản thân nạn nhân là 60% thu nhập dành chi tiêu cho gia đình.
+ Trường hợp khi còn sống, nạn nhân không có trách nhiệm phải nuồi dưỡng hay trợ cấp cho người khác thì không phải bồi thường nốt thu nhập cho gia đình nạn nhân.
- Thời gian tính bồi thường mất giảm thu nhập:
+ Thời gian tính mất giảm thu nhập thông thường là 3 năm, trường hợp gia đình có khó khăn thực sự thì thời gian có thể được tính đến 5 năm
+ Thu nhập của nạn nhân được tính cả phần thu nhập chính và thu nhập phụ thường xuyên. Không tính đến các khoản thu nhập do làm ăn trái phép. Đối với nạn nhân làm nghề tự do, thu nhập bi giảm, mất được tính bằng cán bộ công nhân viên chức Nhà nước có cùng nghề và trình độ thành thạo.
+ Ngoài ra khi tính toán thiệt hại thực tế của bên thứ ba, còn tính đến thiệt hại về kinh doanh do hậu quả vụ tai nạn gây ra như: xe hỏng trong thời gian sửa chữa phải ngừng hoạt động làm thiệt hại kinh doanh đến chủ xe trong những ngày sửa chữa.v.v…
Về nguyên tắc, khi yêu cầu công ty, chủ xe phải thu thập đầy đủ hồ sơ như đã quy định trong quy tắc cung cấp cho công ty. Nếu có những văn bản chứng từ chủ xe không thu thập được thì công ty có thể phối hợp cùng chủ xe thu thập nhưng chủ xe phải thanh toán các chi phí sao chụp mà công ty đã chi cho CSGT.
Việc tính toán và bồi thường dựa vào thông tư 03 và 173 của TAND tối cao và công văn số 1180/BH của Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam mà công ty áp dụng tức là việc bồi thường vẫn được tính toán theo thiệt hại thực tế. Thiệt hại bao nhiêu tính toán bấy nhiều cộng với chi phí hợp lý liên quan số tiền bồi thường tối đa không quá số tièn bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận, và đã đề ra 4 hạn mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3:


cLJk6vq5X89Iq5a

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status