Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 7
1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán 7
1.2. Thanh toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt 10
1.3. Các phương tiện TTKDTM chủ yếu của ngân hàng thương mại 15
1.4. Một số yêu cầu về TTKDTM 28
1.5. Các nguyên tắc trong TTKDTM 27
1.6. Các nhân tố tác động đến dịch vụ TTKDTM của NHTM 28
1.7. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM và những bài học đối với Việt Nam 32
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ 36
2.1. Dịch vụ TTKDTM của các NHTM Việt Nam 36
2.2. Thực trạng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô . 50
 2.3. Đánh giá thực trạng TTKDTM tại BIDV Đông Đô .73
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ 79
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô trong thời gian tới 79
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô 83
 3.3. Một số kiến nghị .92
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


giấy. Trong giai đoạn đầu, hệ thống chuyển tiền có nhiều hạn chế như quy trình thanh toán phải thực hiện nhiều bước, nhiều công đoạn nên hệ thống xử lý có nhiều sai sót, một lệnh chuyển tiền có khi phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần. Năm 1994, NHNN đã thiết lập được một mạng cục bộ thay vì để từng máy tính hoạt động độc lập như trước, cải tiến phần mềm ứng dụng, áp dụng quy trình giao dịch tức thời và chế độ đa sử dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác, sử dụng thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán, chuyển từ việc lập chứng từ thanh toán bằng tay theo mẫu in sẵn sang thành file trên mạng máy tính, chuyển đổi đối chiếu liên hàng bằng thư sang đối chiếu qua mạng truyền tin, chuyển việc truyền nhận thông tin theo phương pháp bán tự động sang tự động hoá hoàn toàn bằng đường trực tuyến. Do đó, rút ngắn được thời gian thanh toán từ hàng tuần xuống còn vài ngày, có khi vài giờ.
Tuy nhiên, do thời kỳ đầu, cơ sở pháp lý cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử còn chưa có nên việc chuyển tiền sử dụng file máy tính làm chứng từ thanh toán gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử nói chung và các văn bản pháp lý điều chỉnh riêng đối với hệ thống chuyển tiền điện tử được ban hành, hoạt động chuyển tiền điện tử của NHNN đi vào hoạt động và phát triển. Đến nay, hệ thống chuyển tiền điện tử đã được thực hiện tại tất cả các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trên cả nước.
Chuyển khoản tại NHNN: kênh thanh toán này thực hiện khi 2 NHTM mở TK tại cùng một đơn vị NHNN thực hiện thanh toán với nhau. Do tính chất thủ công (xử lý bằng chứng từ giấy) chậm và chỉ xử lý trong cùng địa bàn nên kênh thanh toán rất ít được các NHTM sử dụng.
Thanh toán song phương
Đây là hình thức thanh toán thông qua thoả thuận song phương. Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở TK tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác để thực hiện thanh toán song phương. Hình thức thanh toán này có xu hướng tăng lên vì đã góp phần giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật trong việc phát triển thanh toán và khắc phục những hạn chế về vốn đầu tư đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN
Hệ thống TTĐTLNH do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất của dự án hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán do NH Thế giới tài trợ. Hệ thống gồm 3 cấu phần:
Thanh toán giá trị cao: xử lý các món thanh toán giá trị cao (từ 500 triệu đồng trở lên) hay các món giao dịch giá trị thấp (dưới 500 triệu đồng) nhưng có yêu cầu chuyển khẩn.
Thanh toán giá trị thấp: xử lý các món thanh toán giá trị thấp.
Xử lý quyết toán vốn.
Hệ thống được thiết kế cho phép thực hiện xử lý ngay cả trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không có đủ vốn thông qua cơ chế thấu chi và cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN.
Từ ngày 05/02/2002, hệ thống TTĐTLNH đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, hệ thống chỉ mới triển khai tại 5 địa bàn là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hiện nay, trung bình hệ thống xử lý 35.000 – 40.000 món/ngày với 33.000 tỷ đồng/ngày, có ngày lên tới 55.000 món thanh toán với 44.000 tỷ đồng. Đến tháng 4/2008, hệ thống TTĐTLNH đã kết nạp được 81 thành viên. Trong đó có 7 đơn vị NHNN và 74 NHTM với 349 thành viên bao gồm NHNN, các NHTM nội địa, các NH liên doanh và Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam.
Theo lộ trình triển khai dự án hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán giai đoạn 2, hệ thống TTĐTLNH sẽ được tiếp tục mở rộng và triển khai ra toàn quốc, thay thế cho các kênh thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử của NHNN. Dự kiến ngay sau khi mở rộng, hệ thống sẽ xử lý khoảng 350.000 giao dịch/ ngày và đáp ứng xử lý lượng thanh toán 2.000.000 giao dịch/ngày vào năm 2012.
Có thể thấy, trong những năm vừa qua, dịch vụ TTKDTM của các NHTM Việt Nam nhìn chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều phương tiện, dịch vụ TTKDTM mới, tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại, các hệ thống thanh toán và khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Nằm trong hệ thống NHTM Việt Nam, BIDV nói chung và BIDV Đông Đô nói riêng đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM trong những năm qua. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo.
Thực trạng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô
Tổng quan về BIDV Đông Đô
Lịch sử hình thành và phát triển
BIDV Đông Đô được thành lập từ phòng giao dịch số 2 (14 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) và đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo quyết định QĐ191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của hội đồng quản trị BIDV. BIDV Đông Đô là một trong những chi nhánh tiên phong, đi đầu trong việc chú trọng triển khai các dịch vụ NH bán lẻ, với nền tảng lấy sự phát triển dịch vụ đem lại lợi ích cho khách hàng. Hoạt động với quy mô giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ NH hiện đại và công nghệ tiên tiến theo dự án hiện đại hoá hệ thống NH Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
BIDV Đông Đô được thành lập phù hợp với tiến trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ NH, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Những ngày đầu mới thành lập, BIDV Đông Đô phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi nhánh được đặt trên địa bàn có hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách hàng mỏng, cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm,… Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả. Năm 2005, chi nhánh được BIDV khen thưởng là 1 trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Sáu tháng đầu năm 2006, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1.100 tỷ VNĐ, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%, không có nợ thu khó đòi, thu dịch vụ đạt 80% so với cả năm 2005.
BIDV Đông Đô có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành hoạt động của các phòng, các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch. Trong đó bộ phận trực tiếp thực hiện các dịch vụ TTKDTM là phòng Dịch vụ khách hàng, các phòng giao dịch 1,2,4,5 và các quỹ tiết kiệm.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đô
(2006 – 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
07/06
08/07
Số tiền (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (tỷ đ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối (tỷ đ)
Tương đối
(%)
Tổng nguồn vốn
2107
100
2566
100
2970
100
459
21.78
404
15.74
Theo loại hình huy động
- Huy đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status